Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Châu Đốc

Vùng đất Châu Đốc nguyên là đất thuộc Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn (Ang Ton) nhượng đất này cho chúa Nguyễn Phúc Khoát, chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc).

Châu Đốc mùa lụt

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1805 niên hiệu Gia Long thứ 3, đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định thành. Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.

Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh, đó là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Như vậy trấn Châu Đốc trước đó đổi thành tỉnh An Giang, lỵ sở đặt tại thành Châu Đốc (nay là thành phố Châu Đốc).

Địa bàn tỉnh An Giang dưới thời nhà Nguyễn rất rộng, bao gồm các phần đất mà nay là các tỉnh thành An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần của các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu của Việt Nam, và một phần của tỉnh Takeo – Campuchia.

Năm 1867, Pháp chiếm trọn 6 tỉnh Nam kỳ, chia thành 24 hạt thanh tra, trong đó tỉnh An Giang đổi thành hạt thanh tra Châu Đốc.

Trại lính khố đỏ ở Châu Đốc khoảng 1895

Nghị định ngày 5/1/1876 của Thống đốc Nam kỳ chia địa bàn Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính, mỗi khu vực có một số tiểu khu hay hạt tham biện, từ đó hạt thanh tra Châu Đốc đổi thành hạt tham biện Châu Đốc.

Rạp hát và chiếu bóng ở Châu Đốc

Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên gọi hạt tham biện trên quản hạt Nam kỳ thành tỉnh (province), từ đó hạt thanh biện Châu Đốc thành tỉnh Châu Đốc, tỉnh này tồn tại suốt thời Pháp thuộc.

Nguồn gốc của tên gọi Châu Đốc cho đến ngày nay vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo chuyên khảo về tỉnh Châu Đốc do Hội nghiên cứu Đông Dương thực hiện năm 1902, có nhiều người cho rằng tên gọi này chỉ là cách nói trại ra từ một tiếng Cam Bốt là Meàth Chruk, có nghĩa là mõm heo, là tên gọi trước đây của cù lao được hình thành bởi Sông Tiền và Sông Hậu, sông Naréa và Sông Vàm Nao. Người Khmer cũng gọi cù lao này là SlaKét (cây cau dại).

Một số người khác cho rằng tên Châu Đốc là ghép từ họ Châu của bà Châu Thị Tế (vợ của Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, người đã cho đào kinh Vĩnh Tế ở An Giang), với chữ Đốc là danh hiệu nhà vua ban cho vị quan đầu tỉnh.

Cũng có ý kiến khác nói rằng theo những ký tự dùng để viết chữ Châu Đốc, thì nguồn gốc thực sự có thể là (Châu), có nghĩa là tỉnh và (Đốc), có nghĩa là bất diệt,…

Một lớp học ở Châu Đốc thập niên 1930

Ngày 22/10/1956, tổng thống VNCH quyết định sáp nhập tỉnh Châu Đốc với tỉnh Long Xuyên để thành lập tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại Long Xuyên, chứ không phải là ở Châu Đốc như tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn nữa.

Châu Đốc năm 1965

Châu Đốc thập niên 1960

Châu Đốc năm 1969

Ngày 8/9/1964, Thủ tướng chính quyền mới của VNCH ký Sắc lệnh tái lập tỉnh Châu Đốc kể từ 1/10/1964, trên cơ sở các quận Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang trước đó. Lúc bấy giờ, xã Châu Phú thuộc quận Châu Phú vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Châu Phú, đồng thời cũng là tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc trong giai đoạn 1964-1975. Tuy nhiên chính quyền MTDTGPMNVN (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) không công nhận việc tái lập tỉnh Châu Đốc, mà vẫn xem thị xã Châu Đốc trực thuộc tỉnh An Giang.

Khu chợ gia súc họp ở trước chùa Tây An, Châu Đốc năm 1970
Châu Đốc 1973, đường đến biên giới Campuchia

Tịnh Biên, giáp biên giới Campuchia

Chùa Tây An (Núi Sam) năm 1973

Từ sau năm 1975, Châu Đốc vẫn là thị xã của tỉnh An Giang, nhưng tỉnh lỵ của tỉnh An Giang vẫn đặt ở thị xã Long Xuyên (sau đó là thành phố Long Xuyên) từ năm 1956 cho đến nay.

Từ năm 2015, thị xã Châu Đốc trở thành thành phố, là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang.

Sau đây là những hình ảnh xưa của tỉnh Châu Đốc từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20:

Tháp mộ

Chùa Khmer ở Tri Tôn

Chợ Tịnh Biên tỉnh Châu Đốc thâp niên 1920

Những người bán nồi đất ở chợ Châu Đốc

Trường của người Chăm ở Châu Đốc

Trường Pháp Việt ở Châu Đốc

Một số “nhà làng” ở Châu Đốc, thường gọi tên khác là “nhà việc”, đây có thể là trụ sở hành chính cấp làng.

Nhà làng Long Phú thuộc tổng An Thành

Thời Pháp thuộc, tỉnh Châu Đốc có 10 tổng, dưới tổng chia thành các làng.

Nhà làng An Thạnh thuộc tổng Qui Đức

Nhà làng Châu Phú thuộc tổng Châu Phú

Hình khác của Nhà làng Châu Phú

Tượng Phật tại Bạch Vân tịnh xá, Núi Sam

Đền Hồi giáo trong làng Chăm

Học trò tại quận Tịnh Biên, Châu Đốc

Dệt xà rông
Nhà Lê Công ở Châu Đốc

Ngày nay, đây là phủ thờ của dòng họ Lê Công, nằm trên đường Lê Lợi – Châu Đốc, mặt quay ra ngã ba sông về hướng Tân Châu.

Bên trong nhà Lê Công

Theo ghi chép của gia tộc Lê Công thì dòng họ này đã có mặt tại trấn Châu Đốc (nay là thị xã thuộc tỉnh An Giang) từ những ngày đầu khẩn hoang mở đất (từ khoảng năm 1785-1837). Qua nhiều đời tiếp nối khai phá khẩn hoang đất Châu Đốc, họ Lê Công đã có nhiều công lao đáng kể trong việc hiến đất, xây dựng trường học, chợ và nhà thương từ khi còn là trấn Châu Đốc cho đến thời Pháp thuộc.

Ngôi nhà thờ họ Lê Công được khởi công từ năm 1908 và hoàn thành sau bốn năm xây dựng (1912) trong khuôn viên khoảng một mẫu. Bao quanh khu đất là hàng rào song sắt, với hai cổng chính nằm phía trước sân. Phía trước có sân trồng cây kiểng quý và hoa phong lan. Dáng vẻ kiến trúc bên ngoài ngôi nhà trông tựa như những tòa nhà của người Pháp xây dựng ở Việt Nam thời ấy, nhưng bên trong mang đậm kiến trúc thuần Nam bộ.

Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Khu lăng mộ của ông quan Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, trấn thủ Định Tường từ năm 1808. Từ năm 1813, ông lãnh chức bảo hộ Cao Miên, nên sau này cũng được gọi là Bảo hộ Thoại. Năm 1813, ông nhậm chức trấn thủ Vĩnh Thanh, rồi 1821 là thống chế bảo hộ Cao Miên, kiêm án thủ Châu Đốc đồn, kiên quản trấn Hà Tiên.

Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Thoại Ngọc Hầu là người đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp trong vùng ông cai quản. Nhờ vậy những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc.

Đặc biệt, ông là người tổ chức đào 2 kênh Thoại Hà và Vĩnh Tế, có ý nghĩa quan trọng về giao thông và thương mại, góp phần phát triển vùng đất An Giang suốt 200 năm qua.

Khu lăng mộ này gồm có mộ Thoại Ngọc Hầu và người vợ cả Châu Thị Tế, vợ thứ Trương Thị Miệt, cùng các gia nhân. Khu mộ được chính quyền thuộc địa trùng tu năm 1888.

Khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc

Ngày nay, khu lăng mộ này vẫn còn và được chăm sóc chu đáo.

Nhà bảo sanh ở Châu Đốc

Cầu qua kinh ở Tri Tôn

Trường tiểu học nam sinh Châu Đốc

Hình ảnh Châu Đốc thời điểm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (được chụp trong khoảng thời gian 1895-1905, đa số là vào năm 1902):

Một số hình ảnh khác của Châu Đốc thập niên 1920:

Một dãy nhà trong bệnh viện Châu Đốc thập niên 1920

Nhân viên trong bệnh viện Châu Đốc 100 năm trước

Đông Kha – chuyenxua.net
Hình ảnh: manhhai flickr

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Chuyện ngày Tết xưa – Tâm lý trong ngày Tết (Bài viết của Phạm Quỳnh 80 năm trước)

Không phải là chỉ hiện nay, hay là vài năm gần đây, mà là từ một thế kỷ trước, khi sự giao thoa văn hóa Đông - Tây diễn ra ngày càng nhiều, thì đã có những cuộc tranh luận sôi nổi về việc có nên bỏ Tết Nguyên...

Câu chuyện về bức tượng “Nữ Thần Tự Do” ở Việt Nam từng được gắn trên Tháp Rùa (Hà Nội)

Bức tượng Nữ Thần Tự Do nằm ở hải cảng New York khánh thành từ năm 1886 và nổi tiếng toàn thế giới cho tới nay. Xuất hiện sau đó chỉ 1 năm (1887), ở Hà Nội - Việt Nam cũng đã từng có tượng Nữ Thần Tự Do...

Nhạc sĩ Hoài An và những bài nhạc xuân bất tử: Câu Chuyện Đầu Năm, Ngày Xuân Thăm Nhau, Tâm Sự Ngày Xuân

Nhạc sĩ Hoài An là 1 trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc vàng với rất nhiều ca khúc được yêu thích cho đến nay. Ở chủ đề nhạc xuân, ông để lại cho đời 4 tác phẩm nổi tiếng thường được tìm nghe vào mỗi dịp...

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 2)

Mời các bạn xem lại những hình ảnh được chụp tròn 100 năm trước ở Sài Gòn (khoảng thời gian 1921-1922), phần thứ 2. Qua những tấm ảnh đặc biệt này, bánh xe thời gian như là được xoay ngược lại để chúng ta có thể nhìn được về...

Nhạc sĩ Vũ Thành An và chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “Em Đến Thăm Anh Đêm 30”

Ca khúc Em Đến Thăm Anh Đêm 30 (còn có tên khác ít người biết hơn là Kỷ Niệm Rời Một Người Yêu) được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc từ bài thơ của người bạn, người anh thân thiết là nhà thơ - nhà văn - nhạc...

Con đường Duy Tân xưa và hoàn cảnh ra đời ca khúc Trả Lại Em Yêu (nhạc sĩ Phạm Duy)

Con đường Duy Tân nằm ở khu vực trung tâm Sài Gòn, là trái tim của Quận Ba xưa và nay, một trong những con đường đẹp nhất với "cây dài bóng mát" mà không người Sài Gòn nào chưa từng đi qua. Tuy nhiên, sẽ không phải là...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lê Thương – Thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt thời thập niên 1930

Nếu nhắc về những nhạc sĩ tiên phong có đóng góp nhiều nhất cho sự hình thành của tân nhạc Việt Nam, người ta có thể nhắc đến nhiều cái tên, và bao giờ cũng có nhạc sĩ Lê Thương trong số đó. Ông đã luôn hiện diện trong...

Câu chuyện về chiếc La Dalat – Nhãn hiệu xe hơi đầu tiên “Made in Vietnam” thập niên 1960

Hiện nay, Việt Nam đang ở thời kỳ bắt đầu tự sản xuất xе hơi mang thương hiệu Việt, từ vài năm qua đã ᴄó những ᴄhiếᴄ xе hiệu Vinfast lăn bánh trên đường phố. Tuy nhiên đây không phải là thương hiệu xе hơi đầu tiên ᴄủa Việt...

Câu chuyện về những tượng đài ở Sài Gòn thời Pháp thuộc – Bài 1: Tượng đài Một Hình, Hai Hình và Ba Hình

Tượng đài không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc để nhằm ngợi ca, tôn vinh danh nhân, mà đôi khi nó còn là biểu hiện cho quyền lực của chính quyền. Thời Pháp thuộc, để ghi công những nhân vật chính trị đã xâm chiếm và...

Bô sưu tập ảnh đẹp của cố đô Huế ngày xưa

Huế - cả xưa và nay - đều mang vẻ đẹp lạ lùng của thiên nhiên tĩnh lặng, với dòng Hương muôn đời lờ lững bên Ngự Bình, vẳng nghe tiếng chuông chùa vọng xa đến thành nội, với những cung điện vàng son, những đền đài, miếu vũ...