Ký ức về những trò chơi quen thuộc nhất của tuổi thơ ngày xưa

Tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x (được sinh ra trong 2 thập niên 1970-1980) không có smartphone, không internet, không game online, không phim ảnh, và thậm chí là không có cả điện lưới. Vì không có ánh sáng điện nên buổi ăn cuối cùng của ngày thời thập niên 1980-1990 ở thôn quê không gọi là ăn tối, mà là ăn chiều. Rồi chỉ khoảng 19h tối là đến giờ lên giường ngủ, vì khi đó bóng đêm đã ập xuống, chỉ còn lại ánh sáng tù mù của ngọn đèn dầu leo lét thường là cũng sẽ bị tắt sớm để tiết kiệm dầu, được gọi là “dầu hôi” vì nó có mùi hôi xăng dầu đặc trưng.

Dù tuổi thơ đã trải qua một giai đoạn gian khó như vậy, nhưng đó vẫn là những ký ức tuổi thơ tươi đẹp nhất, đáng nhớ nhất.

Qua những tấm hình gợi nhiều kỷ niệm sau đây, hãy cùng trở lại tuổi thơ 8x với những trò chơi một thời khó quên.

Thả diều

Ngày nay, chúng ta dễ dàng mua những con diều “công nghiệp” được sản xuất hàng loạt và bày bán trên vỉa hè, có đầy hình thù, kích thước, màu sắc sặc sỡ để thu hút ánh nhìn của trẻ con. Nhưng thời của 7x, 8x thì không có những con diều như vậy, mà trẻ con phải tự làm con diều cho riêng mình. Cũng có bạn may mắn nhờ được cha hay anh làm cho những con diều thật đẹp, nhưng hầu hết người lớn ở nông thôn thời đó đều bận rộn việc đồng áng, nên thường là các cậu bé phải “tự lực cánh sinh”.

Diều thời xưa thường được làm từ giấy báo, nhưng sách báo ở thôn quê không có nhiều, phải dành dùm từng tấm. Đứa trẻ “rich kid” con nhà có điều kiện thì sẽ có được những vỏ bao xi măng màu nâu để làm diều thì thật không gì bằng được, vì giấy bao xi măng rất dày, diều bay cao no căng gió mà không sợ bị rách. Ở nông thôn chủ yếu là nhà tranh vách nứa, nhà nào giàu lắm thì mới xây nhà gạch và có giấy xi măng, nên loại giấy này cực kỳ quý hiếm.

Có giấy thôi chưa đủ, phải có cây tre được chẻ nhỏ ra để làm sườn, đây là thứ có rất nhiều ở vùng quê. Ngoài ra cũng không thể thiếu hồ dán, sang hơn nữa thì có keo trong, đó đều là những thứ rất xa xỉ thời đó, nên đa số bọn trẻ tận dụng cơm nguội để dán diều. Thứ keo này thì không bao giờ thiếu, nhưng dĩ nhiên là dán không dính được như loại hồ dán chuyên dụng.

Thứ cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, đó là phải có dây cước để thả diều, là thứ bắt buộc phải có. Cái này thì có bán ở tiệm ngoài chợ, nhưng giá không hề rẻ đối với bọn trẻ con, mà nếu “ngoan” thì có thể vòi vĩnh mẹ mua cho, để hoàn thành “bộ combo” thả diều, thứ mà bất cứ đứa trẻ con nào cũng mê tít.

Nhảy dây

Nhảy dây là một trò chơi quen thuộc với các em bé gái, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn. Trò chơi này đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Thời xa xưa, sợi dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này thường là dây thừng, dây chão, là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa, bởi nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân. Thời thập niên 1990, trò chơi dây thường dùng những sợi dây thun được đan vào nhau.

Người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quay dây, nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây để quay tạo thành một vòng cung, có bán kính cao hơn đầu một người để những người thuộc nhóm kia nhảy vào.

Ngoài cách chơi truyền thống này, sợi dây dài được đan bằng dây thun (thường là đan 2,3 sợi mỗi nốt dây) còn được dùng để biến chế ra các trò nhảy dây khác nữa.

Ống thụt

Trò chơi ống thụt, một số nơi gọi là súng phóc là một loại đồ chơi vô cùng quen thuộc với trẻ con thời xưa và thường được chơi với trái cò ke, rau đay. Nếu không có loại trái này thì có thể xài tạm bằng giấy ướt vo tròn.

Súng bẹ chuối

Tuổi thơ thôn quê thiếu thốn trò chơi đắt tiền, nhưng vũng vì đó mà đã có rất nhiều trò chơi dân dã được trẻ con nhiều thế hệ trước tự chế ra và truyền cho nhau chơi qua nhiều đời, những trò chơi được làm từ vật liệu lúc nào cũng sẵn có ở sau vườn, thí dụ như trò súng bẹ chuối này

Những bẹ chuối được cắt tỉa, khi gạt tay sẽ phát ra tiếng tanh tách, nếu biết cách thiết kế thì sẽ khiến chiếc bẹ chuối của mình thêm phần đẹp và âm thanh phát ra to hơn.

Đồng hồ lá dừa

Tương tự, đó là trò tuốt lá dừa để làm đồng hồ đeo tay, hoặc làm phiên bản nhỏ hơn để làm nhẫn đeo ngón tay.

Xây nhà lá chuối

Những trưa hè nắng nóng, cả lũ trẻ trong xóm trốn ngủ để cùng hẹn nhau ra bãi đất trống hay vô vườn chặt những tàu lá chuối để xây nhà. Cảm giác được ở trong chính ngôi nhà do mình tạo ra thật vui và thích thú.

Ngoài ra chuối, trẻ con có thể tận dụng mọi loại lá có trong vườn, đó có thể là lá xoài được đan vào nhau bằng những que trúc, hoặc thậm chí là lá mít được kết vào nhau rất công phu và cẩn thận.

Người phu kéo mo cau

Không cần phải mất nhiều công sức như làm nhà lá cuối, trò chơi này đơn giản là lượm tàu mo cau khô rụng để chơi trò “người phu kéo mo cau”. Trò chơi này quen thuộc đến nổi nhạc sĩ Trường Giang Thủy đã sáng tác 1 ca khúc nhạc vàng nổi tiếng mang tên Xe Mo Ngày Cũ để nói về trò chơi thuở bé này. Một người ngồi lên tàu mo cau, một người cầm đầu có lá để kéo, thay phiên nhau như vậy có thể chơi cả buổi, kéo nhau đi suốt cả làng trên xóm dưới.

Ô ăn quan

Trò chơi dân gian đã quá nổi tiếng mà hầu như trẻ con thế hệ 8x nào cũng từng chơi. Trò chơi này có thể chơi bất kỳ đâu, chỉ cần một cục than đen kẻ ô dưới đất, lượm sỏi làm quân, lượm đá làm quan, vậy là đã đủ cho một cuộc “đấu trí” đầy thú vị của những đứa trẻ. Ngày nay các công ty đồ chơi đã sản xuất lại bộ đồ chơi này với ô quan bằng giấy, quan và quân làm bằng những viên nhựa, nhưng cảm giác cầm đồ chơi được sản xuất công nghiệp như vậy rất khác so với cảm giác ngồi bệt dưới nền đất và cầm sỏi rải quân của những năm xưa.

Xe đạp sườn ngang

Ngày xưa, nhà nào giàu thì mới có tiền mua xe đạp loại nhỏ dành riêng cho trẻ con, nhưng cũng rất hiếm. Vì vậy trẻ con muốn đi xe đạp thì chạy ké xe người lớn. Ngày xưa, xe đạp cũng là một công cụ lao động, đó là loại xe thồ để chở đủ mọi thứ nặng, như thồ lồ ô, thồ cây, thồ lúa… Xe thồ thường là sườn ngang, nên chỉ người lớn mới leo qua để đạp được, và chỉ con chỉ có thể đạp bằng một cách rất đặc biệt như trong hình bên dưới. Hình ảnh gợi lại rất nhiều kỷ niệm:

Chọi gà cỏ

Chọi gà cỏ là trò dung dị mang đậm nét đẹp đồng quê. Loại cỏ đầu gà mọc đầy ở ven đường, rất quen thuộc với đám trẻ chăn trâu ngày xưa. Loại có này có đầu xù lên thành những búi to bằng ngón tay út, khi ngắt cỏ thì phải ngắt cả nhánh cỏ dài để có chỗ cầm chọi. Khi chơi thì cầm quất mạnh đồ cỏ vào nhau, cỏ nào bị đứt thì sẽ thua.

Máy cưa mini

Cái tên trò này do người viết tự đặt ra, vì không thể nhớ được là ngày xưa gọi đây là trò gì. Trò này thường thấy hồi thập niên 1990, lấy nắp chai bia hay nước ngọt đập bẹp cho phẳng ra, rồi lấy cây đinh đục thành 2 lỗ ở gần tâm, xỏ dây dù qua 2 lỗ đó rồi nối thành vòng tròn rồi căng ra cho nó quay tít. Dây dù này thường lấy từ bao xi măng, cũng là đồ tương đối hiếm thời đó, nếu không có thì có thể lấy sợi chỉ may đồ để thay thế, nhưng dễ bị đứt hơn. Một số loại nắp có sẵn răng cưa tạo thành cái lưỡi khá sắc, có thể làm trầy tay.

Ná cao su

Trò chơi này khá nguy hiểm. Dây bắn thường được làm từ ruột xe đạp cắt ra, hoặc cũng có thể làm từ dây thun đan vào nhau (nhưng dễ đứt hơn). Dây cao su được cột vào 2 đầu của một nhánh cây hình chữ Y được đẽo gọt cho thon gọn vừa tay. Phần đựng đá là một miếng vải dày.

Những trò chơi nổi tiếng khác của trẻ em thời xưa:

Đánh khăng, một số nơi gọi là đánh trỏng

Trò chơi bắn bi huyền thoại, chỉ chơi được trên nền đất

Trò con quay

Dây thun thắt búi 10 sợi. Ai sở hữu cuộn dây này là “đại gia” thời đó

Hình xăm dán này rất phổ biến ở trường học thập niên 1990

Trò xếp hình huyền thoại. Nhiều khi xếp hoài không được thì… gỡ ra gắn lại luôn cho nhanh

Trò nặn pháo đất
Lần đầu tiên 8x được nhai kẹo cao su chính là những viên này

Bài: Đông Kha (chuyenxua.net)

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Lịch sử 140 năm của Continental Palace – Khách sạn đầu tiên và hoành tráng nhất của Sài Gòn xưa

Đầu năm 1859, quân Pháp hạ thành Gia Định, mở đầu cho gần 100 năm đô hộ Việt Nam. Chỉ một năm sau đó, quần thể Angkor (Đế Thiên Đế Thích) ở Cao Miên được người phương Tây phát hiện và gây sửng sốt cho cả thế giới, mở...

Hình ảnh bên trong Đài truyền hình Sài Gòn (THVN9) và những chiếc Ti-vi đầu tiên ở Việt Nam thập niên 1960

Kênh truyền hình quốc gia của miền Nam xưa có tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam, hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn (Vietnam Television Studio), phát sóng trên băng tần số 9 nên thường được gọi tắt là THVN9. Sau đây mời các bạn...

Câu chuyện về những căn villa (biệt thự) ở Sài Gòn ngày xưa

Nếu nhắc về những ngôi biệt thự xưa ở Sài Gòn, có thể chia thành 2 loại, thứ nhứt là biệt thự cổ kiến trúc Pháp được xây trước năm 1954, chủ yếu là từ đầu thế kỷ 20 với khoảng 1300 căn biệt thự, đa phần tập trung...

Câu chuyện về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn & những bóng hồng trong các ca khúc bất hủ

Đᴏàn Chᴜẩn là một tɾᴏnɡ nhữnɡ nhạᴄ sĩ tiêᴜ biểᴜ nhất ᴄủa dònɡ nhạᴄ tɾữ tình Việt Nam thậρ niên 1950. Nhạᴄ ᴄủa ônɡ ᴄó ɡiai điệᴜ νà ᴄa từ đẹρ νà lãnɡ mạn ɾất đặᴄ tɾưnɡ, nhưnɡ νẫn khá tươnɡ đồnɡ νới dònɡ nhạᴄ tiền ᴄhiến tɾướᴄ đó,...

Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư – Nhạc sĩ Trần Văn Khê

Cố ɡiáᴏ sư - nhạᴄ sĩ Trần Văn Khê là nhà nɡhiên ᴄứu văn hóa, âm nhạᴄ ᴄổ truyền nổi tiếnɡ nhất ᴄủa Việt Nam thời ᴄận đại. Ônɡ là nɡười Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ nɡành âm nhạᴄ họᴄ tại Pháp, là ɡiáᴏ sư tại Đại...

Sự thú vị của Tiếng Việt qua bài thơ được viết bằng nhiều phong cách

Mời ᴄáᴄ bạn ᴄùnɡ ᴄảm nhận νề sự phᴏnɡ phú ᴄủa tiếnɡ Việt, sự đa dạnɡ ᴄủa nhiều thể thơ kháᴄ nhau, khi mà phᴏnɡ ᴄáᴄh thơ ᴄủa Nɡuyễn Du, Nɡuyễn Trãi, Hồ Xuân Hươnɡ, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Hàn Mặᴄ Tử, Nɡuyễn Bính, Trươnɡ Hán Siêu...

Cuộc sống ở Châu Phi của 3 vị vua bị “lưu đày”: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đại Nam từ thời vua Tự Đức. Khi đó quân dân triều Nguyễn với vũ khí đơn sơ, lạc hậu, nên dù có lực lượng đông đến mức nào cũng không thể nào chống lại những khí tài hiện đại của phương...

Câu chuyện về những cây cầu nổi tiếng nhất Sài Gòn – Phần 4: Cầu Nhị Thiên Đường – Cây cầu mang tên nhãn...

Người Sài Gòn xưa có câu nói về những cây cầu nổi tiếng nhất của vùng đất này là "Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi". Sau 3 phần đầu nói về cầu chữ Y, cầu Mống và cầu Bông, ở phần tiếp theo...

Tuyển chọn hình ảnh hiếm của đường Catinat (đường Tự Do/Đồng Khởi) vào 100 năm trước (Sài Gòn thập niên 1920)

Đườnɡ Catinat (đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi) đã đượᴄ nɡười Pháp thiết lập nɡay từ lúᴄ họ bắt đầu quy hᴏạᴄh νà xây dựnɡ Sài Gòn thành một đô thị kiểu phươnɡ Tây, νà là ᴄᴏn đườnɡ đượᴄ tránɡ nhựa đầu tiên ᴄủa Sài Gòn. Sau...

Khái quát về những con đường đầu tiên của Sài Gòn

Nói đến lịch sử hình thành của một thành phố, bao giờ cũng phải nhắc đến sự hình thành của những đại lộ và con đường đầu tiên. Đối với Sài Gòn, những con đường đầu tiên và nổi tiếng nhất có thể kể đến là đường Hai Bà...