Hình ảnh tuyệt đẹp năm 1973 của đường phố Sài Gòn và các tỉnh miền Tây sông nước

Mời các bạn xem lại bộ ảnh chụp các đây tròn 50 năm của nhiếp ảnh gia không chuyên tên là Gene Whitmer, một cựu nhân viên quân sự Mỹ từng làm việc 2 năm ở vùng Tây Nam của miền Nam. Trong thời gian đó, ông lần lượt sống ở Mỹ Tho, Cần Thơ và Vĩnh Long.

Bộ ảnh sau đây được ông chụp trong các lần đi công tác, đến tận vùng biên giới với Cao Miên ở Châu Đốc, đi qua khắp Vĩnh Long, Định Tường, Cần Thơ, lên Sài Gòn và ra tới Vũng Tàu.

Ông Gene Whitmer sinh ở California, sinh sống ở rất nhiều nơi trước khi bắt đầu làm việc ở Peace Corps, một tổ chức được tổng thống Kennedy thành lập năm 1961, cung cấp viện trợ phát triển xã hội và kinh tế quốc tế. Ông có thời gian ngắn làm việc ở Brazil trước khi thuộc biên chế Quân y của Quân Đội Mỹ đóng ở Panama từ năm 1968-1970. Sau đó ông sang Việt Nam làm việc từ 1971 tới 1973. Sau hiệp định París năm 1973, Gene Whitmer về lại Mỹ làm việc tại các tổ chức chính phủ, ở trường đại học, trước khi sang Saudi Arabia làm việc cho tới khi về hưu thì sang sinh sống ở Brazil cho tới hiện tại. Ở Brazil, ông có mở một trung tâm Anh ngữ có tiếng là ESL Teacher.

Hình ảnh Sài Gòn năm 1973:

Nhà hát Sài Gòn lúc này là trụ sở Hạ Nghị Viện
Đường Tự Do ở góc đường Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp
Xe máy đang lưu thông trên đường Cách Mạng 1/11 hướng ra sân bay Tân Sơn Nhứt, đoạn công viên Hoàng Văn Thụ ngày nay. Phía trước là sắp tới đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ), quẹo phải chỗ này sẽ đi ngã tư Phú Nhuận, quẹo trái thì ra lăng Cha Cả. Đường Cách Mạng 1/11 giai đoạn trước năm 1963 vốn tên là Ngô Đình Khôi, còn ngày nay tên là đường Nguyễn Văn Trỗi
Toàn cảnh khu vực công trường Lam Sơn, với các tòa nhà lần lượt từ trái sang phải là Caravele Hotel, phòng thông tin Đô Thành, thương xá Eden. Người chụp hình đang đứng trước Continental Palace
Khách sạn Caravelle trên đường Tự Do được khánh thành năm 1959 và vẫn còn cho tới nay
Nhiếp ảnh gia đứng trước Continental Palace nhìn về Caravelle Hotel góc đường Tự Do
Từ hàng hiên của Continental Palace nhìn ra phía công trường Lam Sơn, với thương xá Eden và phòng Thông Tin Đô Thành
Hình này ngược với góc nhìn của hình bên trên, từ công trường Lam Sơn nhìn về phía Continental Palace
Người chụp đứng trước Bar KIMKELLYS số 28 Tự Do chụp về phía Hạ Nghị Viện, phía xa là ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (nay là Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)
Một đoạn đường Lê Lợi, ngay góc ngã 5 Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực – Công Lý (nay là NKKN). Trong hình có thể thấy được tòa nhà của nhà hàng Kim Sơn có phòng trà Bồng Lai ở tầng thượng, bên cạnh đó là nhà hàng Quốc Tế (International). Tòa nhà màu xám gần giữa hình chính là nhà sách Khai Trí
Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương (nay là Hùng Vương – Châu Văn Liêm)
Dãy bar, nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng
Đây là đoạn đường Hai Bà Trưng, khúc giữa Thái Lập Thành (nay là Đông Du) và Nguyễn Siêu (ngay sở Điện Lực CEE), có một dãy nhà mà từ sau năm 1965 mọc lên rất nhiều quán bar dành cho lính Mỹ. Nguyên do là ngay cách đó không xa là cư xá sĩ quan Mỹ (còn được gọi là khách sạn Brinks), nơi ở của những sĩ quan cao cấp Mỹ. Khách sạn Brinks từng bị biệt động SG tấn công, vị trí Brinks ngày nay là khách sạn 5 sao Park Hyatt. Sau năm 1973, khi lính Mỹ rút hết về nước thì dãy bar này cũng ế ẩm và đóng cửa
Đại lộ Hàm Nghi nhìn từ trên cao
Chợ Cũ đại lộ Hàm Nghi, đoạn giữa Công lý và Pasteur
Chợ Lớn

Vài hình ảnh chụp ở Vũng Tàu:

Những hình ảnh chụp ở miền Tây:

Cần Thơ:

Tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang):

Một vài hình ảnh Mỹ Tho thuộc tỉnh Định Tường:

Hình ảnh quận Sầm Giang thuộc tỉnh Định Tường – quê hương của 2 anh em Trần Văn Khê – Trần Văn Trạch:

Hình ảnh Châu Đốc gần biên giới với Cao Miên:

Hình ảnh ở Vĩnh Long:

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận