Hình ảnh hiếm về Hà Nội 100 năm trước (Kỳ 3)

Mời các bạn xem lại kỳ 3, bộ ảnh Sài Gòn xưa được chụp khoảng 100 năm trước ghi lại hình ảnh đường phố Hà Nội.

Hình ảnh trường Đại học Đông Dương trên đường đại lộ Bobillot. Sau năm 1954, nó trở thành trụ sở của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hiện nay là Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ở số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội

Khu vực vườn hoa Neyret (thường được gọi là vườn hoa Cửa Nam). Trong hình là tượng Nữ Thần Tự Do (người Việt gọi là Bà Đầm Xòe)cao 2.85m, là bản sao tỉ lệ 1/16 của phiên bản chính ở New York. Trước đó, bức tượng được đặt ở khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ ngày nay, sau đó đưa lên trên đỉnh Tháp rùa, cuối cùng là ở vị trí này trước khi bị giật đổ năm 1945 dưới thời thị trưởng Trần Văn Lai
Tòa soạn báo “Tương Lai của Bắc Kỳ”, số 114 Rue Jules Ferry, nay là tòa soạn báo Hà Nội Mới số 44 Phố Lê Thái Tổ
Văn phòng của Tổng thanh tra Lao động trên đường Brière de l’Isle, ngày nay vẫn còn, nằm ở số 12 Hùng Vương
Xe đò chạy tuyến Hà Nội – Bắc Ninh
Chợ Đồng Xuân ngày Tết

Trường Trung học Albert Sarraut cơ sở bên Đại lộ Cộng Hòa (Avenue de la République), trước Dinh Toàn Quyền. Cơ sở này ngay nay là Văn phòng Trung ương ĐCS Việt Nam trên đường Hoàng Văn Thụ
Khách sạn Le Coq d’Or (có nghĩa là Con Gà Trống Vàng) xây dựng năm 1916-17 tại boulevard Carreau (nay là số 27 Lý Thường Kiệt) với diện tích 2500m2, ban đầu chỉ có 2 tầng. Vào anwm 1926, khách sạn đổi tên thành Splendid (có nghĩa là Huy Hoàng). Năm 1940, khách sạn được nâng cấp lên thành 3 tầng với 47 phòng. Sau năm 1954 tới nay, khách sạn đổi tên thành Hòa Bình
Bảo tàng Louis Finot thuộ Viện Viễn Đông Bác Cổ, nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Giao lộ Francis Garnier – Đồng Khánh (nay là Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài)
Tòa nhà Godard nổi tiếng Hà Nội nằm đầu đường Paul Bert (nay là Tràng Tiền) bên Hồ Hoàn Kiếm. Lúc này tòa nhà mang tên Grands Magasins Charner (GMC), là trung tâm thương mại sang trọng đắt đỏ ở Hà Nội dành cho người Pháp. Vị trí này ngày nay là Tràng Tiền Plaza
Cung đấu xảo (sau đó là bảo tàng Maurice Long) từng là công trình kiến trúc to lớn và tráng lệ bậc nhất Hà Nội, được xây dựng năm 1901. Công trình bị phá hủy năm 1945 vì bom của lực lượng đồng minh. Sau năm 1954, khu đất này được xây dựng nhà hát Nhân Dân, nhưng sau đó bị phá đi để xây dựng Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô, do Công đoàn Liên Xô xây tặng Việt Nam.
Văn phòng làm việc của Dinh Toàn quyền tại Hà Nội
Boulevard Gambetta, nay là Trần Hưng Đạo
Dinh Thống sứ Bắc Kỳ trên đại lộ Henri Rivie, nay là Nhà khách Chinh phủ trên đường Ngô Quyền
Bót Hàng Trống nằm ở góc đường Borgnis Desbordes – Rue de la Mission, nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm, số 2 Tràng Thi
Toà án Hà Nội ở đại lộ Carreau, nay là trụ sở Tòa án nhân dân tối cao ở số 48 Lý Thường Kiệt
Dưỡng đường Saint Paul (nay là Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) nằm ở giữa 4 con đường, phía bắc giáp với đường Félix Faure (nay là đường Trần Phú), phía nam giáp với đường Gurue Duvillier (nay là đường Nguyễn Thái Học), phía đông giáp với Đại lộ Avenue Van Vollenhoveh (nay là đường Chu Văn An), phía tây giáp với Đại lộ Avelue Briere de Lisle (nay là đường Hùng Vương)
Những gánh hàng từ ngoại thành lên phố vào sáng sớm
Lặng lẽ Hồ Gươm

Một vài hình ảnh của ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), được khánh thành và đưa vào khai thác năm 1902 cùng với cầu Doumer (nay là cầu Long Biên). Ban đầu là nhà ga xuất phát của đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, rồi đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (1903), đường sắt Hà Nội – Lào Cai (1905) và đến năm 1936 là đường sắt xuyên Việt.

Đường trước ga là route Mandarine (người Việt gọi là đường Quan Lộ), sau đổi tên thành đường Delatte Sir, sau 1954 tên là đường Nam Bộ, ngày nay là đường Lê Duẩn.

Một số hình ảnh Dinh Toàn Quyền, được xây dựng năm 1901 trên khu đất rất rộng và nhiều cây xanh trước đó vốn thuộc vườn Bách Thảo, án ngữ tuyến phố La République (nay là phố Hoàng Văn Thụ) và nhìn ra quảng trường Puginier (nay là quảng trường Ba Đình). Dinh Toàn Quyền ngày nay là Phủ Chủ Tịch, vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 100 năm:

chuyenxua.net biên soạn
Ảnh: manhhai flickr

Viết một bình luận