Hình ảnh đẹp đời thường trên đường phố Sài Gòn xưa nhìn từ trên cao

Cùng chiêm ngưỡng lại những khoảnh khắc thật đẹp của đô thành Sài Gòn năm xưa qua những hình ảnh được chụp từ trên cao nhìn xuống. Đây không phải là những tấm “không ảnh” được chụp từ trực thăng, mà được chụp từ các tầng cao của tòa nhà hoặc cầu vượt, ở độ cao vừa đủ để có thể nhìn thấy sự sinh động và nhộn nhịp trên đường phố và nhịp sống đời thường của người Sài Gòn xưa.

Những phương tiện giao thông công cộng mang tính biểu tượng của Sài Gòn cùng xuất hiện trong một khung hình: xích lô, xích lô máy, taxi con bọ

Thấp thoáng áo dài trên lối dành cho người đi bộ ở một đại lộ của Sài Gòn xưa

Những tà áo dài trắng tuyệt đẹp ở ngã 4 Lê Lợi – Nguyễn Huệ năm 1963. Góc dưới bên phải là bùng binh Bồn Kèn. Thời này vẫn còn những xe tải có mui làm bằng tre lợp lá như thấy trong hình

Hàng me xanh trên đường Tự Do, nay là Đồng Khởi

Những hàng me với những hàng cây dầu, sao… đã góp phần làm nên vẻ đẹp của đô thành Sài Gòn bằng những ngả đường rợp bóng từ ngày xưa.

Thuở ấy, những hàng me được người Pháp trồng ở những con đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Pasteur, Tự Do, và một vài con đường khác nữa trong phạm vi thành phố Sài Gòn (tập trung ở Quận 1 và 3 bây giờ).

Khung cảnh yên bình trên đường Tự Do với hàng me xanh, ở giữa đoạn Ngô Đức Kế và Hồ Huấn Nghiệp

Khung cảnh nhộn nhịp trên đại lộ Lê Lợi năm 1969 với 2 hàng kiosk bán hàng ở giữa. Phía cuối đường là Bến Bạch Đằng. Hình được chụp trên tầng cao của khách sạn REX. Bìa tay phải là một góc của thương xá TAX

Một góc hình khác của đại lộ Nguyễn Huệ và thương xá TAX. Lúc này bên cạnh kiosk đã có hàng cây xanh mát

Chợ Bến Thành và bùng binh trước chợ nhìn từ trên tòa nhà Sở Hỏa Xa

Đại lộ Trần Hưng Đạo nhìn từ cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

Trước chợ Bến Thành cũng đã từng có cầu bộ hành dành cho người đi bộ, giúp tránh khỏi dòng xe cộ đông đúc ở trước chợ. Tuy nhiên ít người biết rằng không chỉ có một, mà có 2 cầu bộ hành bằng sắt. Cây cầu thứ nhất bắc ngang từ chợ qua bùng binh, nơi có tượng Quách Thị Trang và tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa. Cây cầu thứ hai bắc từ bùng binh sang trạm xe buýt trung tâm.

Hai cây cầu nổi này được thiết lập nhằm giúp cho khách bộ hành qua lại chợ Bến Thành an toàn hơn, vì khu vực bùng binh trước chợ xe cộ qua lại nườm nượp từ sáng tới tối.

Đại lộ Trần Hưng Đạo nhìn từ cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

Một vài hình ảnh khác ở khu vực trước chợ Bến Thành nhìn từ cầu bộ hành:

Bên phải là đường Lê Lai, bên trái là ga xe lửa cũ (nay là công viên 23/9)

Từ cầu bộ hành nhìn về hướng đường Lê Lai (bên hông ga Sài Gòn)

Trên cầu nhìn về hướng đại lộ Trần Hưng Đạo

Khung cảnh đông đúc ngày Tết ở bùng binh, đoạn trước ga Sài Gòn

Rạp Lê Ngọc góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo năm 1965

Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xuống ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám. Dãu nhà mái màu đen hiện nay vẫn còn

Từ trên PLAZA BEQ (135 Trần Hưng Đạo) nhìn xa hơn về phía Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh, nơi có cây xăng ESSO

Ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu. Bên trái là cây xăng Shell, bên phải là rạp Văn Cầm ngày xưa

Ảnh chụp từ khách sạn President Hotel ở số 727 Trần Hưng Đạo, nhìn xuống đường Trần Hưng Đạo về phía quận 5. Tòa nhà cao bên tay trái chính là Victoria Hotel

Góc hình nổi tiếng của đường Tự Do, bao quanh bởi thương xá EDEN, Continental Palace, Opera House, Caravelle Hotel, phòng thông tin Đô Thành và công trường Lam Sơn. Ngưòei chụp ảnh này đứng trên sân thượng của Caravelle

Một vài hình ảnh khác chụp xuống từ trên khách sạn Caravelle:

Công trường Lam Sơn nằm ở một vị trí đặc biệt, ngay trung tâm của đô thành, xung quanh là 3 con đường phồn hoa bậc nhất Sài Gòn từ thuở sơ khai là Charner – Bonard – Catinat, sau đó tên đường đổi thành tên Việt là Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Tự Do. Bao quanh công trường Lam Sơn là trự sở quốc hội và những trung tâm thương mại, giải trí sầm uất là EDEN, thương xá TAX, REX Cinema… Vì vậy nơi này luôn nhộn nhịp người và xe

Saigon năm 1965, góc chụp từ khách sạn Alfana (góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do) nhìn xuống công viên Chi Lăng nằm trên đường Tự Do. Đây là công viên nằm ở vị trí trung tâm của góc phố xa hoa nhất Sài Gòn, là nơi lý tưởng để người dân trung tâm thành đô nghỉ chân hóng mát khi đi dọc đường Tự Do. Tuy nhiên hiện nay công viên này đã bị thu hẹp còn lại 1 góc rất nhỏ

Khu chợ trời Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng một thời

Một số hình ảnh được chụp từ khách sạn Brinks trên đường Hai Bà Trưng:

Nhà màu trắng bên phải là Ambassador Hotel, đằng trước đó là bãi đậu xe phía sau của Opera House (lúc này là trụ ở Quốc Hội). Phía bên trái hình là trụ sở công ty điện lực nằm trên đường Hai Bà Trưng

Hình ảnh đường Hai Bà Trưng và bãi đậu xe phía sau Opera House. Phía bên trái hình là CEE ngay góc Hai Bà Trưng – Nguyễn Siêu

Đường Hai Bà Trưng nhìn từ trên khách sạn Brinks về phía công trường Mê Linh. Bìa phải là khách sạn Ambassador ở sau lưng Opera House. Góc trái là CEE

Sở điện lực CEE nhìn từ trên khách sạn Brinks. Hai bên CEE là 2 con đường mang tên Nguyễn Siêu – Cao Bá Quát

Đường Hai Bà Trưng, phía trước là Sở Điện Lực với 2 con đường Cao Bá Quát và Nguyễn Siêu ở hai bên

Góc ngã tư lâu đời nhất của Sài Gòn, giao giữa 2 đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi, xưa là Chaner và Bonard, 2 con đường xa hoa bậc nhất của Nam Kỳ. Ở giữa là hồ nước bùng binh Bồn Kèn, sau này gọi là Bùng Binh Cây Liễu. Phía bên kia là Thương Xá Tax nhìn ra đại lộ Nguyễn Huệ với dãy kiosque thương mại. Góc ảnh này thể hiện được Sài Gòn đẹp, phồn hoa nhưng cũng thật bình yên

Các loại xe trên đường Võ Tánh, nay là một đoạn của đường Nguyễn Trãi (đoạn đi qua quận 1 từ Ngã sáu Phù Đổng đến đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay (đường Cộng Hòa cũ)

Nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám

Một vài hình ảnh chụp xuống Bến Bằng Đằng từ trên tầng thượng khác sạn Majestic ở đầu đường Tự Do:

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Văn hóa cà phê của người Sài Gòn

Nam Bộ là vùng đất mới được khai khẩn cách đây hơn 300 năm bởi những lưu dân người Việt trên bước đường Nam tiến. Về sau, có thêm những Hoa kiều cùng với các tộc người bản địa như Khmer, Chăm,… chung tay xây dựng Nam Bộ thành...

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ – bài hát bất hủ “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy) – Nỗi đau của người anh...

Lúᴄ sinh thời, nhạᴄ sĩ Phạm Duy ᴄó lần ᴄhia sẻ, ônɡ rất mê thơ Huy Cận. Năm 1940, ônɡ từnɡ ᴄhọn 2 bài thơ ᴄủa thi sĩ Huy Cận là bài Nhớ Hờ và bài Thu Rừnɡ để tập tành phổ nhạᴄ nhưnɡ khônɡ thành ᴄônɡ. Thế rồi...

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 7)

Nối tiếp loạt bài về những hình ảnh Sài Gòn được chụp từ khoảng 100 năm trước, vào thời gian khoảng thập niên 1920. Hình ảnh tòa nhà trụ sở của tờ Công Luận Báo (và tờ l'Opinion) 100 năm trước. Tòa nhà này nằm ở đường Pellerin, nay là...

Ký ức về những trò chơi quen thuộc nhất của tuổi thơ ngày xưa

Tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x (được sinh ra trong 2 thập niên 1970-1980) không có smartphone, không internet, không game online, không phim ảnh, và thậm chí là không có cả điện lưới. Vì không có ánh sáng điện nên buổi ăn cuối cùng của ngày thời...

Số phận bức tượng Petrus Trương Vĩnh Ký từng được dựng bên cạnh Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn

Với nhiều thành tựu đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam, và cả những công lao đối với chính quyền thuộc địa Pháp, sau khi nhà báo - nhà văn hóa Petrus Trương Vĩnh Ký qua đời năm 1898, ở Sài Gòn đã có những công trình vinh...

Đầu số điện thoại (mã quốc gia) của Việt Nam ngày nay (+84) được ấn định từ năm 1951

Năm 1951, dưới quyền Quốc trưởng Bảo Đại - người đứng đầu chính quyền Quốc gia Việt Nam (nhiệm kỳ của thủ tướng Trần Văn Hữu), Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU), gồm các lĩnh vực vô tuyến, viễn thông. Cũng...

Ký ức về khu Bàn Cờ của Sài Gòn xưa

Những năm 1950, khu Bàn Cờ ở Quận Ba là trại tạm cư. dân chạy loạn từ quê lên, được chia ô cắm dùi làm lều, làm nhà ở tạm. Cứ thế, trên đất trống hình thành những con hẻm đường đất, chạy chi chít nhưng vuông vắn như......

Vũng Tàu hơn 50 năm trước qua bộ ảnh tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia Michael Holt

Ngày xưa dân Sài Gòn và miền Nam thường gọi Vũng Tàu là Ô Cấp. Cách đây 60 năm Vũng Tàu đã có rất nhiều bãi biển đẹp và xanh mát như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dứa (Hương Phong), bãi Dâu (Phương Thảo) cùng...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 5 – Ngã 5 Chuồng Chó, Ngã 3 Chú Ía và Công viên Gia...

Nếu đi từ Sài Gòn νề hướnɡ ᴄônɡ νiên Gia Định để đến Gò Vấp, ᴄhúnɡ ta sẽ đi qua 2 địa điểm quеn thuộᴄ ᴄủa νùnɡ đất Gia Định xưa, đó là Nɡã 3 Chú Ía νà Nɡã 5 Chuồnɡ Chó, là nhữnɡ ᴄái tên ɡiản dị nhưnɡ...

Những hình ảnh hiếm hoi của đường phố Sài Gòn vào thập niên 80 của thế kỷ 20

Hình ảnh chụp Sài Gòn còn lưu lại đến nay, đa số là hình ảnh trước năm 1975, hoặc là hình từ thập niên 1990 cho tới nay, còn những hình ảnh Sài Gòn chụp trong thập niên 80 tương đối ít. Đó là thời điểm chưa có nhiều du...