Đường phố Sài Gòn cuối thập niên 1990 qua những bức ảnh sống động của Christophe Boisvieux

Mời các bạn xem bộ sưu tập hình ảnh Sài Gòn thập niên 1990 của nhiếp ảnh gia người Pháp Christophe Boisvieux.

Christophe Boisvieux sinh năm 1960, lấy bằng cử nhân Kinh tế nhưng chuyển sang làm báo vào năm 1984. Ông được truyền cảm hứng từ các nhiếp ảnh gia người Pháp thế hệ trước, và được thúc đẩy bởi một nỗi ám ảnh được gọi là: khả năng “ngưng đọng thời gian” để chụp lại được những khoảnh khắc đẹp.

Christophe đã đi khắp thế giới và cộng tác định kỳ với nhiều tạp chí Pháp cũng như quốc tế với tư cách là nhiếp ảnh gia và biên tập viên. Ông cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách du lịch về Pháp, Thái Lan, Ấn Độ, Marocco, Myanmar, các nước Scandinavia, và cả Việt Nam.

Bìa cuốn sách về Việt Nam của Christophe Boisvieux

Trong các chuyến đi khắp thế giới, Christophe đã dành nhiều thời gian để hòa nhập cùng cuộc sống của người dân để tìm hiếu văn hóa địa phương để ghi lại những tấm hình chân phương nhất. Có thể nói Christophe không chỉ là một nhiếp ảnh gia, ông còn là một nhà nghiên cứu văn hóa, tập trung vào mối quan hệ giữa con người và tôn giáo ở mỗi nước.

Chợ bán hoa trên đường Nguyễn Huệ đã có từ thời Pháp thuộc vào mỗi ngày đầu năm, cho đến tận những năm cuối thập niên 1990 thì mới ngừng. Trong hình là chợ hoa Nguyễn Huệ Tết năm 1996, những năm cuối cùng
Tòa thị chính Sài Gòn, người Pháp gọi là Hôtel de ville, người Việt gọi là Dinh Xã Tây, Tòa Đô Chánh, nay là Trụ sở UBND
Tòa nhà được xây dựng năm 1899 và hoàn thành sau 10 năm
Tòa nhà này ngày nay là Bảo tàng TPHCM, nhưng cái tên quen thuộc nhất của nó là Dinh Gia Long, là công trình của kiến trúc sư Marie-Alfred Foulhoux. Dinh được xây năm 1885, hoàn thành năm 1890, ban đầu dự định làm Bảo tàng thương mại, nhưng sau khi xây xong thì nó được các đời Thống Đốc Nam Kỳ và Phó Toàn quyền Đông Dương người Pháp sử dụng. Năm 1952, quốc trưởng Bảo Đại đặt tên cho tòa nhà là Dinh Gia Long
Bưu điện Sài Gòn treo băng rôn Chúc Mừng Năm Mới 1996. Tòa nhà này được xây dựng từ năm 1886, hoàn thành 1891. Đây là công trình tiêu biểu sau cùng của kiến trúc sư tài ba Marie-Alfred Foulhoux, vì chỉ 1 năm sau khi hoàn thành tòa nhà này, ông qua đời ở Sài Gòn và được an táng ở nghĩa trang Pháp (nay là công viên Lê Văn Tám)
Khách sạn REX Hotel ở góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ, được xây dựng từ năm 1959
Đường phố Sài Gòn lúc này đa số là xe cub
Tình nhân trong công viên bến Bạch Đằng, dọc bờ sông
Phà Thủ Thiêm một buổi chiều
Trường Marie Curie được xây năm 1915, hoàn thành 1918, là ngôi trường duy nhất vẫn giữ được tên ban đầu cho tới nay
Học sinh cấp 3 giờ tan học
Nữ sinh tranh thủ ôn bài. Bác xích lô rất có thể là cha của cô bé
Chợ Bình Tây ở Chợ Lớn được khánh thành năm 1928
Đèn hoa đăng trên Bến Bạch Đằng
Tiệm phở Bình này ở đường Lý Chính Thắng được biết đến là Sở chỉ huy Biệt động Sài Gòn, trận Mậu Thân năm 1968
Một nhà hàng sang trọng hơn 20 năm trước
Nhà hàng được trang trí theo phong cách cao bồi Viễn Tây
Bánh mì Sài Gòn, 1 ngàn 1 ổ
Thời điểm này tờ 200đ vẫn còn thông dụng

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

“Đệ nhất xuân ca” Ly Rượu Mừng (nhạc sĩ Phạm Đình Chương) – Bài nhạc Xuân hay nhất của tân nhạc Việt Nam

Trong dòng chảy tân nhạc Việt từ thuở được hình thành cho đến nay, những ca khúc viết về mùa Xuân, đón Tết sang có rất nhiều, đa dạng về thể loại, có tâm trạng vui lẫn buồn. Trong hàng trăm ca khúc nổi tiếng về mùa Xuân, có...

Cuộc đời và sự nghiệp của “nữ hoàng sầu muộn” Giao Linh

Ca sĩ Giao Linh luôn được nhiều thế hệ khán giả yêu mến và thường được nhắc đến như là một trong số những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng thế hệ trước năm 1975. Cô sở hữu giọng hát truyền cảm và có phần nức...

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Duy Trác – Tiếng hát thời vàng son

Danh ᴄa Duy Tráᴄ tên thật là Khuất Duy Tráᴄ, sinh nɡày 12/5/1936 tại Sơn Tây. Cùnɡ với Anh Nɡọᴄ và Sĩ Phú thì Duy Tráᴄ là một trᴏnɡ 3 nam danh ᴄa nổi tiếnɡ nhất ᴄủa dònɡ nhạᴄ tình ᴄa trướᴄ 1975. Click để nghe Băng Nhạc Duy Trác...

Tìm hiểu tên đường xưa qua loạt ảnh đẹp đường phố Sài Gòn thập niên 1950

Mời các bạn cùng tìm hiểu về lịch sử những tên đường xưa ở Sài Gòn, thông qua những tấm hình tuyệt đẹp ghi lại cảnh đường phố Sài Gòn nửa sau thập niên 1950. Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1959, nhìn về phía Tòa Đô Chánh. Đại lộ Nguyễn Huệ...

Câu chuyện về những cây cầu nổi tiếng ở Sài Gòn – Phần 9: Cầu quay Khánh Hội

Cầu Khánh Hội được người Pháp xây dựng năm 1902, hoàn thành năm 1903, bắc ngang qua rạch Bến Nghé (người Pháp gọi con rạch này là l'arroyo chinois). Tên đầu tiên của cầu Khánh Hội là Le pont tournant, nghĩa là "cầu quay". Cầu có tên gọi này do...

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 2: Một thời nữ sinh Gia Long

Tɾườnɡ tɾᴜnɡ họᴄ Gia Lᴏnɡ là tɾườnɡ nữ sinh nổi tiếnɡ nhất ᴄủa Sài Gòn trước năm 1975, đã đi νàᴏ tɾᴏnɡ nhiềᴜ ánɡ thơ νà âm nhạᴄ năm xưa. Chᴏ đến nay, tɾᴏnɡ tâm tưởnɡ ᴄủa nhiềᴜ nɡười Sài Gòn xưa νẫn ᴄòn thấρ thᴏánɡ nhữnɡ thiên thần áᴏ...

Nguyên tắc sử dụng dấu “gạch-nối” trong văn bản Tiếng Việt ngày xưa

Khi đọc sách báo miền Nam trước năm 1975, chúng ta dễ dàng bắt gặp các chữ ghép được nối với nhau bằng “gạch nối”. Ví dụ như “dinh độc-lập”… Những thế hệ học trò được dạy dỗ trước năm 1975 tại miền Nam đều thuộc nằm lòng các nguyên...

Hồi ức Sài Gòn: Người Sài Gòn năm xưa

Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, chị bước chân ᴠào giảng đường đại học. Từ miền Trung ᴠào, Sài Gòn đối ᴠới chị như một miền đất hứa, ᴠừa hấp dẫn, ᴠừa hứa hẹn những điều mới Ɩạ. Hồi đó đậu được mảnh bằng Tú Tài toàn phần...

Những hình ảnh xưa tuyệt đẹp về những tà áo dài nữ sinh hơn 50 năm trước

Áᴏ dài Việt Nam khônɡ ᴄhỉ đơn thᴜần là một sản ρhẩm thời tɾanɡ khônɡ baᴏ ɡiờ bị lỗi mốt, mà đã đạt tới một νai tɾò qᴜan tɾọnɡ hơn, đó là một biểᴜ tượnɡ νăn hóa ᴄủa Việt Nam. Qᴜa nhiềᴜ thời kỳ ρhát tɾiển, tà áᴏ dài...

Một câu chuyện tình cảm động ở Sài Gòn trước năm 75: Giọt nước mắt ngà…

Xin giới thiệu cùng độc giả câu chuyện tình rất cảm động của một đôi tình nhân ở Sài Gòn, họ đã trải qua nhiều dâu bể của thời cuộc trước và sau năm 1975, từ khi học chung 1 giảng đường cho đến khi sang đến hải ngoại... --- Tôi...