Cuộc đời và sự nghiệp của nữ ca sĩ xinh đẹp Thiên Trang – Tiếng hát nhạc vàng ngọt ngào và truyền cảm

Ca sĩ Thiên Trang nổi tiếng là một ca sĩ xinh đẹp có giọng ca truyền cảm nổi tiếng từ trước 1975, và sự nghiệp của cô đạt đến đỉnh cao khi sang đến hải ngoại vào thập niên 1980. Là một ca sĩ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc sống riêng tư của cô khá kín tiếng và ít người được biết. Sở dĩ như vậy là bởi vì Thiên Trang cho biết cô không muốn nhiều người biết về đời tư, mà chỉ muốn khán giả biết về mình qua tiếng hát.

Ca sĩ Thiên Trang tên khai sinh là Huỳnh Thị Hai (bé Hai), tên hiện tại ở Mỹ là Trang Huynh Do, sinh ngày 1/2/1951 tại Sài Gòn. Thiên Trang là ca sĩ hiền lành, có cuộc sống lặng lẽ, xa rời chốn thị phi. Cô có tấm lòng yêu thương động vật đặc biệt, cũng vì lý do này mà dẫn đến việc cô ăn chay trường.

Trước đây, trên các website về âm nhạc đang đăng tải một thông tin tiểu sử SAI về Thiên Trang như sau:

“Ca sĩ Thiên Trang tên thật là Nguyễn Ninh Thiên Trang sinh 09/09/1957 tại Đà Lạt trong một gia đình có 4 anh chị em. Là một người phụ nữ gốc Việt có tài năng, ngoài ca hát cô còn là MC và là luật sư thông thạo nhiều thứ tiếng. Không chỉ chất giọng ấm và truyền cảm cô còn được khán thính giả Việt Nam biết đến như một ca sĩ đầy duyên dáng.”

Đây là không phải là thông tin đúng của ca sĩ Thiên Trang mà chúng ta thường biết, mà là thông tin của một xướng ngôn viên kiêm luật sư ở Mỹ tên là Nguyễn Ninh Thiên Trang. Trang web đăng tải thông tin về cô luật sư này nhưng lại đăng kèm theo hình ảnh của ca sĩ Thiên Trang, làm cho nhiều người hiểu nhầm. Các trang web sau đó copy lại thông tin sai này, làm cho thông tin sai về ca sĩ Thiên Trang bị lan truyền rộng rãi. Dưới đây là thông tin tiểu sử chính thức của ca sĩ Thiên Trang.

Thiên Trang bắt đầu theo đuổi nghề ca sĩ vào khoảng năm 18 tuổi, và thầy dạy hát đầu tiên cho Thiên Trang là nhạc sĩ Anh Việt Thanh (tác giả Vùng Lá Me Bay), cũng chính nhạc sĩ này đặt cho cô nghệ danh là Thiên Trang, với ý nghĩa là Hoa Trang trên trời. Năm 18-19 tuổi, cũng chính nhạc sĩ Anh Việt Thanh còn dìu dắt và giới thiệu để Thiên Trang vào thi tuyển lựa ca sĩ của biệt đoàn văn nghệ trung ương, sau đó chính thức được biệt đoàn văn nghệ nhận vào để đi hát ở khắp Saigon, các tỉnh và tiền đồn.

Người thầy thứ 2 của Thiên Trang là nhạc sĩ Châu Kỳ, người đã dìu dắt cô vào hát trên các đài phát thanh, truyền hình, với bản thâu âm đầu tiên là bài Trả Tôi Về của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân. Thành công với ca hát không được bao lâu, Thiên Trang có duyên với điện ảnh và được đóng vai nữ chính trong 2 bộ phim nổi tiếng là Loan mắt Nhung Điệu Ru Nước Mắt.

Trước năm 1975, Thiên Trang có rất ít bản thu âm trong băng nhạc mà chủ yếu hát trong phòng trà. Mỗi đêm cô cùng với người chị bạn (kiêm quản lý) đi xe máy đến hát ở nhiều phòng trà nổi tiếng của Sài Gòn: Bồng Lai, Quốc Tế, Maxim’s, Nam Đô, Queen Bee, Crystal Palace, Đệ Nhất Khách Sạn… Thiên Trang có gương mặt đoan trang, hiền lành, dễ gây thiện cảm nên có rất nhiều khán giả nam trồng cây si thời đó.

Có nhiều câu chuyện kể về những fan hâm mộ của Thiên Trang thời trước 1975: Một hôm có khán giả thấy cô đi xe máy bị dính mưa ướt áo. Khi vô đến phòng trà, Thiên Trang phải ngồi kế quạt máy để áo dài khô để lên sân khấu. Qua hôm sau vị khán giả đó đã mua một chiếc xe hơi và đến đưa chìa khóa tặng cho Thiên Trang, tuy nhiên cô chỉ cám ơn và nhất quyết không nhận món quà lớn như vậy. Có một khán giả mến mộ khác đến nhà thăm Thiên Trang, nhưng lúc đó Thiên Trang vẫn còn nhỏ nên khi đến nhà, vị khán giả đó chỉ được nói chuyện cùng ba của cô. Người này thấy con đường vào nhà Thiên Trang rất sình lầy khó đi nên tự cho xe đổ đá làm nguyên con đường nhựa dẫn vào nhà. Hàng xóm hay đùa là đường này mang tên Thiên Trang.

Thiên Trang rời Việt Nam năm 1978 để qua Mỹ bằng tàu biển Huy Phong theo diện người Hoa về nước. Đó là thời điểm Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng, chuẩn bị chiến tranh biên giới nên có hàng trăm ngàn Hoa kiều phải bỏ Việt Nam để về Trung Quốc hoặc bỏ qua nước thứ 3. Giai đoạn này có 2/3 người rời Việt Nam (qua đường biển và đường bộ) là người Hoa. Thiên Trang mặc dù không phải là người Hoa nhưng vẫn rời Việt Nam trong đợt này.

Ở nơi xứ người, Thiên Trang siêng năng học hỏi để hòa nhập cộng đồng. Ban đầu cô học tiếng bản xứ rồi mở nhà hàng Pháp, cũng từ đó cô bắt đầu tập ăn chay dần cho đến bây giờ. Sau này không kinh doanh nhà hàng nữa, Thiên Trang gặp lại nhạc sĩ Anh Bằng và được mời về trung tâm Asia cộng tác. Nhạc sĩ Anh Bằng tiếp tục là người thầy chỉ dẫn thêm cho cô về âm nhạc, đặc biệt là những bài hát về Huế như Huế Xưa, Huế Mù Sương… Nhạc sĩ Anh Bằng từng phát biểu là ông rất ưng Thiên Trang hát nhạc ông sáng tác, vì giọng cô rất hợp và không làm nhạc của ông trở nên bi lụy. Thời điểm này cũng là lúc cô đi trình diễn khắp nơi trên thế giới và quay nhiều video cho các trung tâm, phát hành nhiều sản phẩm âm nhạc nhất trong sự nghiệp. Đó là thời điểm cô làm cho khán giả luôn nhớ mãi một Thiên Trang với mái tóc bồng bềnh và khuôn mặt xinh đẹp đầy thiện cảm, ánh mắt như biết nói, nụ cười duyên dáng, giọng hát ngọt ngào sâu lắng…

Khoảng thời gian sau đó, Thiên Trang dần ít hát trở lại, cô chuyển đến làm việc ở văn phòng của một trường trung học. Thỉnh thoảng cô vẫn tham gia vài chương trình âm nhạc, gần đây nhất là xuất hiện trong 2 cuốn Asia 73,74, chương trình Do Thanh 40 năm viễn xứ Những nẻo đường quê hương, và nhiều show ca hát khác ở những thành phố thuộc miền Nam California.

Thiên Trang cùng con trai út

Hiện tại Thiên Trang có cuộc sống hạnh phúc êm ấm bên chồng tại tiểu bang Georgia.

Ca sĩ Thiên Trang sở hữu một chất giọng ngọt ngào, êm dịu trong những bài hát nhạc vàng trữ tình nổi tiếng. Giọng hát của cô rất tao nhã, rõ ràng từng tiếng một, hát rất chân phương và dễ dàng đi vào lòng người nghe nhạc.

Trước năm 1975, những người thầy hướng dẫn cho Thiên Trang là nhạc sĩ Anh Việt Thanh, sau đó là nhạc sĩ Châu Kỳ.

Thập niên 1980, sau khi sang hải ngoại, cô có cơ duyên gặp nhạc sĩ Anh Bằng, được vị nhạc sĩ này rèn dũa thêm về giọng hát, và từ đó giọng hát ngọt ngào này đã quen thuộc với hàng triệu người yêu nhạc vàng.

Tại trung tâm Asia, ca sĩ Thiên Trang đã hát rất nhiều ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng và nhóm Lê Minh Bằng, mời các bạn nghe sau đây:


Click để nghe Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé


Click để nghe Nếu Hai Đứa Mình


Click để nghe Đôi Bóng


Click để nghe Nếu Ai Có Hỏi


Click để nghe Xin Hãy Quên Tôi


Click để nghe Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về


Click để nghe Nhật Ký Của 2 Đứa Mình


Click để nghe Đêm Không Ngủ


Click để nghe Chuyện Tình Lan Và Điệp


Click để nghe Hai Mùa Mưa


Click để nghe Lẻ Bóng


Click để nghe Tango Dĩ Vãng


Click để nghe Căn Nhà Ngoại Ô


Click để nghe Sầu Lẻ Bóng

Ngoài ra, dù là một ca sĩ sinh ra và nước lên ở miền Nam, nhưng khi sang hải ngoại, Thiên Trang được nhạc sĩ Anh Bằng luyện giọng Huế để hát nhiều ca khúc Huế nổi tiếng. Cô hát nhạc Huế thành công đến nỗi có nhiều khán giả tưởng cô là người Huế. Mời các bạn nghe dưới đây:


Click để nghe Huế Xưa


Click để nghe Mưa Trên Phố Huế


Click để nghe Thương Về Miền Trung


Click để nghe Nén Hương Yêu


Click để nghe Tiếng Xưa


Click để nghe Huế Đã Xa Rồi


Click để nghe Ai Ra Xứ Huế


Click để nghe Thần Kinh Thương Nhớ


Click để nghe Huế Bây Giờ

Những ca khúc Thiên Trang thu âm trước 1975:


Click để nghe Thiên Trang hát Trả Tôi Về trước 1975


Click để nghe Thiên Trang hát Loan Mắt Nhung trước 1975

Nghe thêm những bài hát hay nhất của ca sĩ Thiên Trang thu âm tại hải ngoại:


Click để nghe Người Tình Không Đến


Click để nghe Xe Hoa Một Chiếc


Click để nghe Sao Chưa Thấy Hồi Âm


Click để nghe Rồi 20 Năm Sau


Click để nghe Ngày Sau Sẽ Ra Sao


Click để nghe Ngày Em 20 Tuổi

Sau đây, mời bạn xem lại bộ sưu tập hình ảnh trước và sau 1975 của ca sĩ Thiên Trang:

Những hình ảnh trước 1975:

Hình studio:

Hình đời thường:

Hình đi diễn:

Với ca sĩ Ngọc Minh

Hình trên báo:

Hình bìa đĩa và tờ nhạc:

Hình sau năm 1975:

Cùng với các ca sĩ Thanh Mai, Ngọc Minh và Minh Hiếu




Đông Kha
chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Chùa Ngọc Hoàng – Ngôi chùa cổ trăm năm có kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Nằm nɡay ɡiữa tɾᴜnɡ tâm Sài Gòn từ hơn 100 năm, ᴄhùa Nɡọᴄ Hᴏànɡ đượᴄ nhiềᴜ nɡười Sài Gòn νà ᴄả ở nhiềᴜ tỉnh biết đến νì sự linh thiênɡ, là nơi ᴄầᴜ tự νà ᴄầᴜ dᴜyên nổi tiếnɡ. Nɡᴏài ɾa nɡôi ᴄhùa này ᴄòn sở hữᴜ νẻ đẹρ...

Ca khúc “Xuân Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy – Một mùa xuân vĩnh cửu

Tuyệt phẩm Xuân Ca của Phạm Duy được nhạc sĩ nhắc đến trong hồi ký của mình: “Cũng trong dòng nhạc tâm linh, tôi soạn bài XUÂN CA, lần này không phải là hành khúc hay âu ca mà là dân ca phát triển. Trong bài này, tôi muốn nói...

Lịch sử hình thành Cercle Sportif Saigonnais (Cung văn hóa Lao Động) – Nơi gặp gỡ của giới thượng lưu Sài Gòn xưa

Cung văn hóa Lao Động ngày nay (nằm bên trong công viên Tao Đàn) từng mang tên Cercle Sportif Saigonnais (Câu lạc bộ thể thao Sài Gòn), được thành lập từ năm 1902. Các cơ sở còn lại đến ngày nay của sân thể thao này được người Pháp...

Hình ảnh 100 năm của “Hà Nội 36 phố phường” và nguồn gốc tên gọi các đường phố mang tên “Hàng”

36 phố phường Hà Nội là tên thường gọi khu vực đô thị cổ nằm bên trong và bên ngoài khu phố cổ Hà Nội. Nơi đây là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất hình thành từ thời Lý - Trần. Đặc trưng nhất của...

Câu chuyện về những cây cầu nổi tiếng ở Sài Gòn – Phần 8: Cầu Chà Và, Cầu Malabars và người Ấn ở...

Bắc qua kinh Tàu Hủ, từ quận 5 qua bên quận 8 ngày nay có cây cầu mà hầu như người Sài Gòn nào cũng nghe tên, đó là cầu Chà Và. Tên của cây cầu này có lịch sử hình thành đã tròn 100 năm. Còn trước đó...

Bộ ảnh cực hiếm chụp Hà Nội thời bao cấp qua bộ ảnh của phó đại sứ Vương Quốc Anh

Mời các bạn xem bộ ảnh Hà Nội được chụp vào đầu thập niên 1980 (từ 1980-1982), tác giả là cựu phó đại sứ Vương Quốc Anh là John Ramsden. Ông đã chụp những tấm hình này với thú vui đồng hành với công việc của một nhà ngoại...

Ký ức chợ trời trên vỉa hè Sài Gòn xưa

Với nhiều người Sài Gòn đã từng sinh sống trước năm 1975, ký ức về những khu "chợ trời" có lẽ vẫn còn in đậm trong tâm trí. Cho dù mang tiếng là chợ trời, bày bán những mặt hàng không chính ngạch, nhưng những khu chợ vỉa hè...

Khu mộ ở Sài Gòn được Trương Vĩnh Ký thiết kế dành cho chính mình

Người dân ở Sài Gòn xưa, mỗi lần đi đại lộ Trần Hưng Đạo để qua Chợ Lớn, tới đoạn Trần Bình Trọng, chắc chắn đã quen thuộc với hình ảnh này. Đây là khu lăng mộ của nhà văn hóa, nhà báo, và là nhà bác học Trương Vĩnh...

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, từ “Thuở Ban Đầu” đến “Nửa Hồn Thương Đau”

Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, ông còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với nghệ danh là Hoài Bắc. Phạm...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc bất hủ Đôi Mắt Người Sơn Tây (Phạm Đình Chương – thơ Quang Dũng)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là 1 trong những tên tuổi lớn nhất của làng nhạc Sài Gòn kể từ thập niên 1950. Ngoài những ca khúc với rất nhiều đề tài và đã trở thành bất tử như Xóm Đêm, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng, Thuở Ban...