Cuộc đời của danh ca, minh tinh điện ảnh Khánh Ngọc – Một thời sắc nước hương trời

Ca sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Bà còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh… và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên của làng điện ảnh Sài Gòn với những Trang Thiên Kim, Mai Trâm, Thu Trang…

Lâu nay, Khánh Ngọc thường được người ta nhắc đến với sắc đẹp quyến rũ lúc còn xuân, và là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhưng ít người nhớ đến tài năng của bà trong cả âm nhạc lẫn điện ảnh, những đóng góp của bà cho làng nghệ thuật miền Nam gần như bị quên lãng.


Click để nghe giọng hát Khánh Ngọc

Bài viết này được ghi theo lời tâm sự của Khánh Ngọc lúc sinh thời về những sóng gió đã trải qua trong cuộc đời.

Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan Nam, sinh năm 1937 trong gia đình có mẹ là người Việt, cha là người Minh Hương.

Thuở nhỏ, Khánh Ngọc theo học trường người Hoa cho đến trung học thì chuyển qua học chữ Pháp. Đến năm 1951, bà theo gia đình vào Nam. Nhờ học nhạc khi còn là nữ sinh và thụ giáo piano với nhạc sĩ Võ Đức Thu, khi vào Sài Gòn được theo học nhạc với đôi vợ chồng nghệ sĩ Dương Thiệu Tước – Minh Trang nên Khánh Ngọc bước vào làng văn nghệ rất sớm.


Click để nghe Khánh Ngọc hát Phiên Gác Đêm Xuân

Thời gian đó Minh Trang là danh ca của Sài Gòn và cộng tác chặt chẽ với đài phát thanh Pháp Á, và Khánh Ngọc đã có cơ hội được hát trên đài phát thanh này để từ đó giọng hát của bà đã được phát đi khắp mọi miền.

Lúc đó, trước khi chiếu phim luôn có những tiết mục phụ diễn tân nhạc, Khánh Ngọc đã hát hàng tuần ở các rạp Nam Việt, Nam Quang, Văn Cầm, Đại Nam và đi lưu diễn ở nhiều nơi khác. Đến năm 14 tuổi, ca sĩ Khánh Ngọc hát trên đài phát thanh và trong các chương trình đại nhạc hội ở Sài Gòn và các tỉnh.

Năm 1953, Khánh Ngọc kết hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương và gia nhập ban hợp ca Thăng Long, hai lần theo ban hợp ca này đi ngược ra Hà Nội biểu diễn trong đoàn Gió Nam.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và ca sĩ Khánh Ngọc

Nhờ khả năng diễn xuất hiện đại, tự nhiên của mình, Khánh Ngọc đem diễn xuất vào diễn tả những bản nhạc mà bà trình bày rất hấp dẫn.


Click để nghe Khánh Ngọc hát Giọt Mưa Thu

Vào năm 1955 có phái đoàn ngoại quốc đến Sài Gòn để tìm các diễn viên cho phim “Ánh Sáng Miền Nam”. Đạo diễn phim này là người Phi Luật Tân đã chọn nhiều diễn viên, nhưng qua một chương trình nhạc cảnh “Được Mùa” của Ban Hợp ca Thăng Long trình diễn tại rạp Việt Long, đạo diễn Phi Luật Tân “chấm” Khánh Ngọc và bà đã đóng vai cô thôn nữ là vai chính trong phim này. Với bộ phim “Ánh Sáng Miền Nam” nữ diễn viên Khánh Ngọc đã đoạt giải tại Đại hội điện ảnh Phi Luật Tân vào năm 1956.

Phim này có bối cảnh chính quay tại Hóc Môn, bến tàu Sài Gòn và 1 số cảnh quay tại thủ đô Manila. Khởi quay vào tháng 1 năm 1955, thời gian quay 2 tháng.

Trong phim còn xuất hiện hai chị em Thái Thanh, Thái Hằng và Phạm Duy. Từ bộ phim này, Khánh Ngọc bước chân hẳn vào sự nghiệp điện ảnh bằng phim thứ 2, với vai chính trong phim Đất Lành của hãng phim Đông Phương, đóng chung với Lê Quỳnh, Lê Thương và Kiều Hạnh. Phim này dài 90 phút, do Đạo diễn Ramon Eatells thực hiện theo kịch bản của Cear Amigo và Phạm Duy. 

Phim thứ ba của Khánh Ngọc là Ràng Buộc do hãng phim Alpha thực hiện. Cùng lúc là minh tinh của ba bộ phim đều thành công, Khánh Ngọc cũng được khán giả mến mộ nhiều hơn, nên lịch hát của bà cũng ngày càng nhiều.

Khánh Ngọc (ở giữa, hàng dưới) cùng chồng là Hoài Bắc Phạm Đình Chương và các anh chị em trong ban Thăng Long (Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh)

Đang thăng hoa trong sự nghiệp âm nhạc và điện ảnh thì có một biến cố lớn đến trong đời, Khánh Ngọc chia tay chồng vì ngoại tình, và dư luận lúc đó khó có thể chấp nhận bà ở trong làng nghệ thuật. Bỏ hết những vinh quang, những yêu thương, những lầm lỡ tại Việt Nam, Khánh Ngọc vượt qua những nỗi đau, những thị phi, những cám dỗ để “sống” với tình yêu nghệ thuật theo kiểu riêng mình khi đang là danh ca và minh tinh sáng chói của miền Nam Việt Nam. Khánh Ngọc sang Mỹ, theo học ngành Điện ảnh tại đây. Sau bốn năm tu nghiệp tại một trường đại học kịch nghệ ở Hoa Kỳ, Khánh Ngọc có tham gia một số phim ở Hollywood, phần lớn thời gian bà dành để đi hát rất nhiều ở các tiểu bang của Mỹ.

Khánh Ngọc năm 1958

Trong một chuyến lưu diễn, Khánh Ngọc gặp một du học sinh Việt Nam, hai người đã kết hôn và có ba người con. Từ đó Khánh Ngọc trở nên bận rộn việc nhà, điều này đã ngăn cản con đường nghệ thuật, nhưng bà nói rằng vẫn mãn nguyện với sự lựa chọn của mình.

Mời bạn xem lại đoạn video cách đây đã khá lâu, ca sĩ Khánh Ngọc tâm sự về cuộc sống của bà trước và sau năm 1975, đặc biệt là sau biến cố lớn nhất của cuộc đời…

Video này được Tuyết Mai thực hiện tại nhà riêng của Khánh Ngọc tại Florida, tháng 10 năm 2016.


Click để xem

Sau đây là clip Khánh Ngọc hát ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây vào khoảng năm 2007, khi bà tròn 70 tuổi.


Click để nghe

Ngày 14/5/2021, danh ca Khánh Ngọc qua đời tại nhà riêng ở California – Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi.

Sau đây mời các bạn xem lại những hình ảnh của Khánh Ngọc, một thời sắc nước hương trời.

Ca sĩ Khánh Ngọc trong phim “Ràng Buộc” của hãng phim Anpha năm 1958

Tài tử Khánh Ngọc và Anh Tứ trong phim “Ràng Buộc” năm 1958

Khánh Ngọc trong ban Thăng Long:

Từ trái qua: Khánh Ngọc, Hoài Bắc Phạm Đình Chương, Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung Phạm Đình Viêm

Khánh Ngọc (ở giữa, hàng dưới) cùng chồng là Hoài Bắc Phạm Đình Chương và các anh chị em trong ban Thăng Long (Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh)

Khánh Ngọc và em chồng là danh ca Thái Thanh, hình chụp năm 1953

Khánh Ngọc hát tam ca cùng Vân Quang và nhạc sĩ Tô Huyền Vân năm 1960. Ảnh: Thế Giới Nghệ Sĩ

Khánh Ngọc diễn xuất trong một phim Hollywood

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Nhớ về nghệ sĩ Chí Tài

Đã tròn 2 năm ngày nghệ sĩ Chí Tài bất ngờ ra đi ở tuổi 62 (ngày 9/12/2020), khán giả vẫn luôn nhớ về một nghệ sĩ duyên dáng hoạt bát trên sân khấu và rất thân thiện ở ngoài đời. Chí Tài là nghệ sĩ rất đa tài, dù...

Nhạc sĩ Bắc Sơn và câu chuyện về những bài nhạc quê hương nổi tiếng: Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè, Em Đi...

Trong âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Bắc Sơn là người hiếm hoi mà gần như cả cuộc đời và sự nghiệp chỉ gắn bó với một loại nhạc duy nhất, đó là nhạc tự tình quê hương, những ca khúc mang đậm dân tộc tính với giai điệu...

Những bài thơ không tựa của Trịnh Công Sơn

Đường xa mỏng mộng vô thường Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôi Montreal 1992 Đưa em một nửa lên đường Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh Mùa Xuân phố bội bạc tình Bước chân phiền não một mình ta hay Montreal 21 Avril,1992 Em đi tuyết đổ Bàng hoàng tuyết rơi Mùa xuân tuyết khổ Lá...

Nhắc lại về tuổi ấu thơ của các thế hệ người miền Nam hơn nửa thế kỷ trước

Thời thơ ấu là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng trải qua một lần và luôn muốn nhớ về. Tuổi ấu thơ của những người được sinh ra trong thời loạn ly của đất nước với khói lửa triền miên...

Nhạc sĩ Ngọc Chánh và ban nhạc – băng nhạc Shotguns lừng danh một thuở Sài Gòn xưa

Nhạc sĩ Ngọc Chánh được người yêu nhạc trữ tình biết đến với những bài hát nổi tiếng sáng tác chung với Phạm Duy là Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Bao Giờ Biết Tương Tư và Tuổi Biết Buồn. Ngoài ra ông còn là trưởng ban nhạc nổi...

Chút kỷ niệm về ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương

Khi tôi giã từ trường Ɩớp để đi xuống cuộc đời, hành trang không có gì nhiều ngᴏài một kiến thức ᴠụn ᴠặt từ những năm miệt mài sách ᴠở. Những bài học không thể nhập tâm ᴠì đứa cᴏn trai sớm biết ủ tương tư ᴠà biết buồn...

Xuân về, nghe lại bài hát Bức Tranh Xuân (Con Bướm Xuân) của ca sĩ Như Mai

Cách đây khoảng 8 năm, ca khúc Con Bướm Xuân của ca sĩ Hồ Quang Hiếu hát theo phong cách nhạc dance đã làm mưa làm gió trong thị trường âm nhạc. Tuy nhiên ít người biết rằng ca khúc này đã được ca sĩ Như Mai hát ở...

Cuộc đời và sự nghiệp của nam danh ca Sĩ Phú – Tiếng hát thời vàng son

Khi nhắc đến những nam danh ca hàng đầu của dòng nhạc trữ tình - tiền chiến của Việt Nam, những tên tuổi đầu tiên được người ta nhớ đến là Anh Ngọc, Duy Trác, và Sĩ Phú. Một điều thật lạ và cũng rất ngẫu nhiên, đó là...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Gia Định (1835-1975)

Ngày nay, khi nhắc đến Gia Định, những người từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975 thường nghĩ về vùng đất tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định xưa là khu vực trung tâm quận Bình Thạnh ngày nay. Tên gọi tỉnh gia Định đã được hình thành từ...

Kỷ niệm về những trang vở cũ

Bất nɡờ ɡặρ lại ᴄᴜốn tậρ, lònɡ tôi ᴄhùnɡ xᴜốnɡ, bồi hồi ᴄó ᴄảm ɡiáᴄ như bắt ɡặρ lại tᴜổi thơ ấᴜ ᴄủa mình. Qᴜyển tậρ tɾᴏnɡ hình, xưa lắm, ᴄó lẽ nó đượᴄ sản xᴜất khᴏảnɡ nhữnɡ năm hồi thậρ niên 1960, nhìn qᴜyển tậρ tôi nɡờ nɡợ đó...