Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 ở Sài Gòn qua 200 tấm ảnh tư liệu xưa

Từ năm 1963 tới năm 1975, ở Sài Gòn có con đường mang tên là Cách Mạng 1-11, đó là thời điểm đánh dấu một giai đoạn lịch sử của miền Nam Việt Nam: cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1/11/1963, chấm dứt chế độ Đệ nhất Cộng Hòa. Trước đó, từ 1955 tới 1963, con đường này mang tên Ngô Đình Khôi – là anh của 2 ông Ngô Đình Diệm – Ngô Dình Nhu. Con đường Ngô Đình Ngôi (sau là đường Cách Mạng 1-11) nối tiếp với đường Công Lý, lấy cầu Công Lý làm ranh giới. Từ ngày 14/8/1975, Ủy ban quân quản thành phố nhập 2 đường Công Lý và đường Cách Mạng 1-11 thành một và đặt tên là Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 4/4/1985, chính quyền thành phố lại tách đường này thành hai, trong đó đường Cách Mạng 1-11 cũ đổi thành đường Nguyễn Văn Trỗi.

Nguyên nhân chính của cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 được giải thích là vì các tướng lĩnh VNCH bất mãn trước cách cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm, muốn thực hiện đảo chính để chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo. Cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ, do đó Mỹ hỗ trợ cho các tướng lĩnh đảo chính. Một lý do khác được quy kết nữa là vì chính phủ của Ngô Đình Diệm chủ trương độc lập với người Mỹ, trong khi Mỹ muốn kiểm soát Chính phủ VNCH.

Trong cuộc đảo chánh, 2 vị trí diễn ra cuộc đụng độ lớn nhất gữa phe đảo chánh (do tướng Dương Văn Minh đứng đầu) với lực lượng trung thành với tổng thống, đó chính là thành Cộng Hòa, nơi đóng quân của Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng Thống, và Dinh Gia Long – nơi Tổng thống làm việc thời điểm đó.

Thành Cộng Hòa chính là thành Ông Dèm cũ của Pháp, nơi đóng quân của Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (11ème RIC). Sau khi quân đội Pháp rời Sài Gòn thì tổng thống Ngô Đình Diệm đổi tên thành Thành Cộng Hòa, trở thành nơi đồn trú của Tiểu đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống. Tiểu đoàn nhanh chóng được nâng lên thành Liên đoàn rồi Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống. Thành Cộng Hòa được bao quanh bởi 4 con đường Hồng Thập Tự (nay là NTMK), Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn), Mạc Đỉnh Chi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

Thành Cộng Hòa sau đảo chính được sửa lại, bỏ đi khối nhà ở chính giữa để nối thông 2 đường Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng với Đinh Tiên Hoàng), từ năm 1968 trở thành khu Đại học (Đại học Văn Khoa, Dược Khoa, Canh Nông).

Về Dinh Gia Long, vốn không phải là nơi làm việc chính của Tổng thống. Như nhiều người đã biết, sau 1955 thì Ngô Đình Diệm sống và làm việc ở Dinh Độc Lập. Tuy nhiên năm 1962, dinh Độc Lập bị hai phi công tên là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom làm sập một góc trong một phi vụ nhằm ám sát tổng thống. Hậu quả là Dinh Độc Lập bị hư hại, tổng thống quyết định phá toàn bộ Dinh Độc Lập (Dinh Norodom cũ) vốn được xây từ năm 1865 để xây dinh mới theo thiết kế của một Kiến trúc sư người Việt là Ngô Viết Thụ. Việc xây dựng này mất nhiều thời gian, từ 1962-1965, nên thời điểm xảy ra đảo chính, tổng thống Ngô Đình Diệm làm việc tại Dinh Gia Long bên đường Gia Long (nay là Bảo tàng ở đường Lý Tự Trọng). Ngày 1/11/1963, Dinh Gia Long bị hư hại nặng nề:

Sau đây là bộ ảnh tư liệu gồm hơn 200 tấm ảnh chụp Sài Gòn ngày 1/11/1963, cách đây tròn 60 năm:

Hình ảnh Dinh Gia Long, lúc đó là phủ tổng thống:

Hình ảnh ở Thành Cộng Hòa:

 

Những hình ảnh khác:



Hình ảnh giật đổ tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh, vì người ta cho rằng Hai bà Trưng được khắc họa theo gương mặt của mẹ con bà Trần Lệ Xuân – Ngô Đình Lệ Thủy (vợ và con của ông Ngô Đình Nhu).

Sau khi tượng này bị giật đổ, tới năm 1967 thì Binh chủng Hải quân xây dựng tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo tại vị trí này.

chuyenxua.net biên soạn
Ảnh: manhhai flickr

Viết một bình luận