Con đường Duy Tân xưa và hoàn cảnh ra đời ca khúc Trả Lại Em Yêu (nhạc sĩ Phạm Duy)

Con đường Duy Tân nằm ở khu vực trung tâm Sài Gòn, là trái tim của Quận Ba xưa và nay, một trong những con đường đẹp nhất với “cây dài bóng mát” mà không người Sài Gòn nào chưa từng đi qua. Tuy nhiên, sẽ không phải là nói quá nếu cho rằng chính nhờ ca khúc Trả Lại Em Yêu của nhạc sĩ Phạm Duy mà đường Duy Tân trở nên thi vị hơn, được yêu mến hơn qua câu hát: Con đường Duy Tân cây dài bóng mát, buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát…

Trogn bài này, cùng tìm hiểu sự ra đời của ca khúc này, và sự liên hệ của nó với con đường Duy Tân của Sài Gòn xưa ở ngoài đời thực.

Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, nhạc sĩ Phạm Duy viết ở mọi thể loại nhạc, và hầu như ở thể loại nào ông cũng để lại nhiều bài hát nổi tiếng.

Trong những tác phẩm âm nhạc được Phạm Duy viết cho lứa tuổi sinh viên học sinh, người ta nhớ đến Con Đường Tình Ta Đi, Ngày Xưa Hoàng Thị, Tuổi Ngọc… và tiêu biểu nhất là Trả Lại Em Yêu – bài hát đậm chất bi thiết về nỗi buồn chia tay của mối tình sinh viên khi người con trai từ biệt người yêu, giảng đường để lên đường nhập ngũ.

Ca khúc này mô tả một không gian Sài Gòn ngày xưa cũ đã gắn bó với kỷ niệm của của một thế hệ, không gian đó là khung trời đại học, nơi có con đường Duy Tân cây dài bóng mát, nơi có các trường đại học nằm gần kề nhau là Luật Khoa, Kiến Trúc, Viện Đại Học Sài Gòn, có Hồ Con Rùa từng là khuôn viên hò hẹn của nhiều thế hệ sinh viên ở đô thành.

Hồ Con Rùa

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy chưa từng có dịp nói về hoàn cảnh sáng tác của ca khúc nổi tiếng này của mình. Gần đây, trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước công chúng trên talkshow sau 20 năm giã từ nghệ thuật, nữ ca sĩ Julie đã tiết lộ câu chuyện thú vị và cảm động liên quan đến bài hát Trả Lại Em Yêu, qua đó người yêu nhạc sẽ càng thấy thêm yêu bài hát này.

Ca sĩ Julie trên hình bìa ca khúc Trả Lại Em Yêu

Julie là người vợ đầu tiên của ca sĩ Duy Quang (con trai đầu của nhạc sĩ Phạm Duy), họ đến với nhau khi cả 2 chưa tròn 20 tuổi, cho nhau tất cả tuổi trẻ và thanh xuân. Dù họ đã chia tay nhau sau đó chỉ vài năm, nhưng vẫn luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp, chính Julie là người ở bên cạnh Duy Quang trong những ngày cuối cùng của cuộc đời nam ca sĩ trong bệnh viện. Ngoài ra, trong những bài tùy bút của mình, Julie luôn dành cho nhạc sĩ Phạm Duy những lời kính trọng, ngưỡng mộ.

Ca khúc nhạc Việt đầu tiên mà Julie thu trong dĩa hát là Mùa Thu Chết, là bài hát được nhạc sĩ Phạm Duy (cùng với thi sĩ Bùi Giáng) sáng tác riêng cho tiếng hát Julie, và là bài hát gắn liền với tên tuổi của cô suốt 50 năm qua. Tuy nhiên, Julie nói rằng trong tất cả những bài đã từng hát, cô ấn tượng nhất, không phải là Mùa Thu Chết, mà là Trả Lại Em Yêu.

Khi nói về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này, Julie cho biết đó là thời gian cô hát trong ban nhạc gia đình The Dreamers của gia đình họ Phạm (gồm Julie và các anh em Duy Quang, Minh, Hùng Cường). Ngày 2 buổi đến phòng trà và về nhà vào mỗi đêm, các thành viên trong ban The Dreamers đều đi trên con đường Duy Tân, nên con đường này trở nên rất thân thuộc, sự thay đổi của từng góc cây ven đường cũng có thể nhận ra. Julie nói rằng mỗi đêm đi hát về được đi trên con đường này, cô cảm thấy rất thoải mái và được thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Đường Duy Tân xưa

Mỗi ngày đi ngang qua trường Luật trên đường Duy Tân, Julie để ý ở góc cây đối diện trường, đêm nào cũng có một cô gái mặc áo dài trắng đứng nhìn qua trường luật, có lẽ trong lòng mang nhiều tâm sự. Ngày nào đi hát về ban đêm cũng thấy cô đứng đó, lặng thinh, suốt một thời gian dài.

Tôi từng đặt câu hỏi trong đầu: Cô chờ ai? Và phải chờ đợi một mình như thế bao lâu? Cô ta không sợ một mình trong bóng đêm? Đã có lúc tôi ngỡ cô là bóng ma trên con đường Duy Tân! (Julie)

Rồi bỗng đến một ngày không còn thấy cô gái đứng đó nữa, Julie cảm thấy có chút hụt hẫng trong lòng, dâng trào cảm xúc, mới biết là hình dáng người con gái mong manh trong đêm tối đó đã trở nên thân thuộc với mình, đến khi không còn thấy nữa thì cảm thấy như có sự thiếu vắng. Cô về nói lại với bố chồng là nhạc sĩ Phạm Duy tâm trạng đó của mình và đề nghị ông đưa con đường Duy Tân vào trong âm nhạc.

Ngày hôm sau, nhạc sĩ hỏi Julie một số thông tin để làm chất liệu cho bài hát viết về tình yêu tuổi trẻ, hỏi rằng ở đó có gì đặc biệt để đưa vào nhạc, giới trẻ ra khu vực đó thường làm những gì. Julie trả lời lại rằng ở đó có trường đại học, có hàng quán, có cư xá Duy Tân… Và đó chính là những hình ảnh được nhạc sĩ Phạm Duy đưa vào nhạc:

Trả lại em yêu, khung trời Đại Học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai tàn

Trả lại em yêu, khung trời mùa Hạ
Ngọn đèn hiu hiu nỗi buồn cư xá
Vài giọt mưa sa hôn mềm trên má
Tóc em thơm nồng, dáng em hiền hòa.


Click để nghe Julie Quang hát Trả Lại Em Yêu trước 1975

Lồng ghép trong bài ca rất lãng mạn này còn có cả những nỗi buồn thời loạn, của tiễn biệt và chia ly, của người bỏ lại tuổi thanh xuân cùng người yêu bé nhỏ để ra đi về miền cát nóng, trả lại hết những ngày hẹn hò uyên ương nơi thủ đô tưng bừng phố xá:

Trả lại em yêu con đường học trò
Những ngày Thủ Ðô tưng bừng phố xá
Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt

Trả lại em yêu mối tình vời vợi
Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới
Ðường buồn anh đi bao giờ cho tới
Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài…

Trả Lại Em Yêu trở thành bài tình ca quen thuộc với cả một thế hệ tuổi trẻ, và sống mãi cho đến nay dù đã qua nửa thế kỷ, được nhiều thế hệ đón nhận.

Nữ ca sĩ Julie kể tiếp về một câu chuyện vào năm 1990 khi cô trở lại Việt Nam, đón xích lô đi vòng quanh phố xá Sài Gòn, trở lại đường cũ lối xưa vào ngay mùng 1 Tết. Cô nói với bác xích lô: “Chúng tôi không định hướng, anh cứ đạp quanh Saigon miễn sao đi qua đường Duy Tân ngày trước…”

Khi xe qua đường Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch), sắp sửa tới trường Luật (nay là trường Đại học Kinh Tế) ở góc đường với đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu), bỗng nhiên Julie nghe thoáng tiếng huýt sáo bài Trả Lại Em Yêu. Cô bỗng giật mình nhìn ra phía sau thì mới biết đó là tiếng của bác tài xích lô. Hỏi chuyện thì mới biết là ông đã thoáng nhận ra người khách này chính là ca sĩ Julie Quang năm xưa khi cô đề nghị chở về đường Duy Tân. Ông là một cựu thiếu tá năm xưa, khi trở về sau thời gian bị tù thì đạp xích lô kiếm sống. Vời những người như bác tài xích lô này, ca khúc Trả Lại Em Yêu và dòng nhạc Phạm Duy, nhạc tình năm xưa chính là một phần ký ức đẹp nhất của tuổi thanh xuân, gắn liền với thời quá khứ huy hoàng.

Bài: Đông Kha
chuyenxua.net

 

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Việc xây những trường học đầu tiên ở xứ Thượng thời Pháp thuộc qua bài báo năm 1941

Bài viết gốc bằng tiếng Pháp của tác giả J. Rocket đăng trên tuần san Indochine, số 20 ngày 23/1/1941. Bài này được viết dưới góc nhìn của người Pháp. Vấn đề trường học dành cho người xứ Thượng đang được xem là vấn đề cấp thiết. Nếu có dịp...

Hôm nay Tôi Đi Học

Tôi Đi Học là khúc ca cảm xúc trong trẻo của ngày đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã viết một cách sâu sắc từng cung bậc cảm xúc, từng dòng chảy cảm xúc cứ len lỏi, nhẹ nhàng lan tỏa bồi hồi, bỡ ngỡ, rạo rực... trên...

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ danh ca Bạch Yến

Bạch Yến là một nữ danh ca tiêu biểu của làng nhạc miền Nam đầu thập niên 1960. Tuy nhiên từ năm 1961 trở về sau, cô đi du học rồi chủ yếu hoạt động âm nhạc tại Âu Châu và Hoa Kỳ, nên ít có người được dịp...

Cuộc đời danh ca Khánh Ly qua bộ sưu tập hình ảnh trước và sau 1975

Mời bạn nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly qua bộ sưu tập ảnh trước và sau năm 1975: - Khánh Ly năm 17 tuổi, đã lấy chồng và đi hát ở Đà Lạt Thời gian ở Đà Lạt Hình bên là năm 1965, năm 20 tuổi ở...

Câu chuyện về biển hiệu quảng cáo vẽ tay của Sài Gòn xưa – Những hình ảnh rực rỡ góp phần tô điểm đường...

Chᴏ đến ngày nay, hình thức quảng cáᴏ đã phát triển với rất nhiều hình thức hiển thị biển hiệu đa dạng và hiện đại, như đèn lеd, in kỹ thuật số, alumium… Tuy nhiên, không khó để bắt gặp lại những biển hiệu vẽ tay ngày xưa vẫn...

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp ngày xưa của nữ minh tinh Kim Vui

Khi nhắc về những mỹ nhân tuyệt sắc của điện ảnh miền Nam trước 1975, nhiều người không thể quên được tài tử Kim Vui, người được mệnh danh là một Elizabeth Taylor của Việt Nam. Nếu nói về vẻ đẹp "bốc lửa" nhất của các minh tinh điện ảnh...

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và hoàn cảnh sáng tác những ca khúc phổ thơ Thiên Hà: Nhớ Nhau Hoài, Gió Về Miền Xuôi

Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, hầu như ai cũng biết về tình bạn thân thiết giữa nhạc sĩ Anh Việt Thu và thi sĩ Thiên Hà, nhạc sĩ cũng đã phổ nhạc cho khá nhiều bài thơ của người bạn thân, trong đó nổi tiếng nhất là...

Nguồn gốc một số từ cổ tiếng Việt đến nay vẫn còn được sử dụng: Yêu dấu, chợ búa, thiết tha…

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn...

Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình buồn dành cho nghệ sĩ Thanh Nga qua những bài hát nổi tiếng: Mưa Rừng, Kiếp Cầm...

Nhạᴄ sĩ Hᴜỳnh Anh là tên tᴜổi qᴜеn thᴜộᴄ ᴄủa dònɡ nhạᴄ νànɡ miền Nam νới ᴄáᴄ ᴄa khúᴄ nổi tiếnɡ như Lᴏan Mắt Nhᴜnɡ, Hᴏa Tɾắnɡ Thôi Cài Lên Áᴏ Tím, Thᴜở Ấy Có Em..., đặᴄ biệt là 3 ᴄa khúᴄ ᴄùnɡ sánɡ táᴄ dành ᴄhᴏ "nữ hᴏànɡ...

Đoàn sứ bộ sang Pháp của chánh sứ Phan Thanh Giản năm 1863 và những bức ảnh chân dung đầu tiên của người Việt

Như sử sách đã ghi, vào năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Tương quan lực lượng không cân xứng, vũ khí còn thô sơ của quân nhà...