Chuyện ít người biết về Grands Magasins Charner (Thương xá TAX Sài Gòn) và Grands Magasins Réunis (Hà Nội) – Trung tâm thương mại lớn đầu tiên của Việt Nam

Người Sài Gòn xưa, không ai là không biết tới Thương xá TAX, trung tâm thương mại lớn nhất Đông Dương một thời. Cũng như người Hà Nội xưa, không ai là không biết tới Tòa nhà Godard (Sau là Bách hóa Tràng Tiền). Tuy nhiên, không nhiều người biết, 2 tòa nhà này từng có chung một chủ, cùng ra đời cách đây tròn 100 năm.

Thương xá TAX có tiền thân là tòa nhà GMC (Grands Magasins Charner), còn Nhà Godard từng mang tên là GMR (Grands Magasins Reunis), như trong các mẩu quảng cáo nói rõ bên dưới, rằng GMC và GMR là “chung một nhà”.

Cả 2 tòa nhà này cùng được khai trương tròn 100 năm trước, đều là trung tâm thương mại lớn nhất Đông Dương thời đó, có kiến trúc khá tương đồng nhau, cùng nằm ở góc đường lớn nhất của thành phố, vị trí đắc địa ở Sài Gòn và Hà Nội, nơi đều từng là thủ đô của liên bang Đông Dương.

Trung tâm thương mại GMC nằm ngay bùng binh Bồn Kèn, sát Nhà hát và Dinh Xã Tây

GMC và GMR có cùng chung một chủ sở hữu, và đặc biệt hơn nữa, ít người biết rằng GMC và GMR còn có một người “anh em” khác ở Paris, đó là thương xá Galeries Lafayette, được xây dựng và hoàn thành năm 1912, trước GMC và GMR khoảng 10 năm, có kiến trúc khá tương đồng, đặc biệt là có chung chủ sở hữu là công ty Société Coloniale des Grands Magasins, được thành lập với số vốn 12 triệu francs từ công ty mẹ l’Union Commerciale Indochinoise et Africaine.

Cũng ít người biết rằng, thời 100 năm trước hãng buôn Lafayette cũng từng có chi nhánh ở Sài Gòn, nằm tại số 14 Charner (nay là Nguyễn Huệ), góc đường Vannier (nay là Ngô Đức Kế).

Cả 3 Tòa nhà ở Sài Gòn, Hà Nội, và Paris này đều nằm ở góc đường, cao như nhau, đều là Grands Magasins (Bách hóa Lớn, hoặc Thương xá), đều gần Nhà hát Lớn nằm ngay trung tâm thành phố. Nếu nhìn lại hình 100 năm trước, có thể thấy quy mô của tòa nhà Galeries Lafayette ở Paris ngày xưa còn nhỏ hơn so với GMC và GMR ở Đông Dương. Tuy nhiên số phận 3 tòa nhà này rất khác nhau.

Galeries Lafayette xưa và nay

Cho đến ngày nay, nếu như GMC (Thương xá TAX), hay là GMR (Nhà Godard) chỉ còn là dĩ vãng, thì thương xá Galeries Lafayette vẫn là trung tâm mua sắm mà hầu như không du khách nào ở Paris không biết tới, thu hút đông nhất là du khách đến từ Á Châu, Bắc Mỹ và các nước Cận Đông.

Không ai có thể tưởng tượng được rằng một ngày nào đó tòa nhà Galeries Lafayette ở Paris sẽ bị san bằng để lấy chỗ xây một cao ốc hiện đại nào đó, như số phận của người anh em của nó ở Sài Gòn.

Sau đây, mời các bạn xem lại hình ảnh xưa của 2 tòa nhà GMC (Sài Gòn) và GMR (Hà Nội):

Tòa nhà Grands Magasins Charner này được xây năm 1921, tròn 100 năm trước, hoàn thành năm 1924. Grands là lớn, Magasins là Bách hóa, còn Charner là tên của con đường/đại lộ. Đường Charner ngày nay là Nguyễn Huệ.

Kể từ đó, GMC trở thành nơi mua sắm của nhà giàu Pháp, Hoa Việt, hầu như hàng của tất cả các cửa hàng lớn ở Paris đều có mặt ở đây.

Ngày 27 Tháng 11, 1924, sự kiện tiệm báᴄh hóa GMC (Grands Magasins Charnеr) khai trương đượᴄ báᴏ ᴄhí lᴏan tin rộng rãi.

Trang quảng cáo Grands Magasins Charner

Sau khi khai trương, cả GMC và GMR quảng cáo rất mạnh trên báo chí thời thập niên 1920. Một số mẩu quảng cáo:

Thời 100 năm trước, GMC đã có giao hàng tận nhà. Trong mẩu quảng cáo bên trên ghi rõ: Có xe Ca mi ông chở hàng đến tận nhà, chung quanh châu thành (tức nội thành) Sài Gòn.

Tháng 10 năm 1925, tòa nhà này đượᴄ gắn thêm một hệ thống ᴄòi điện để kêu lên mỗi khi ᴄó tin mới từ Pháp báᴏ sang.

Một điểm tương đồng khác của 2 tòa nhà GMC và GMR, đó là đều có kiến trúc nguyên thủy là tân cổ điển, có chóp nhọn. Và năm 1942, cả 2 tòa nhà này đều có sự thay đổi lớn về diện mạo, bị”cắt gọt” để mang một kiến trúc hoàn toàn khác.

Tòa nhà GMC được xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồng hồ. Điều đáng nói hơn cả là nó không còn mang kiến trúc tân cổ điển như phiên bản nguyên thủy nữa mà mang đường nét thẳng, không còn hoa văn trang trí. Đây được gọi là kiến trúc Art deco, theo lối tân thời được ưa chuộng thời điểm đó.

Thập niên 1940, tháp đồng hồ bị đập bỏ, nâng thêm lầu

Thời điểm này Đông Dương nằm dưới sự quản lý của toàn quyền Decoux, và chính ông này – một người hâm mộ cuồng nhiệt lối kiến trúc Art deco – đã chủ trương việc thay đổi rất nhiều kiến trúc của các tòa nhà lớn ở cả Sài Gòn lẫn Hà Nội, những công trình bị ảnh hưởng trong đợt này đều có kiến trúc tân cổ điển bị coi là đã lỗi thời, cả tòa nhà công lẫn tư, như Thương xá TAX, Municipal Theatre (Nhà hát) ở Sài Gòn, Lang Biang Palace ở Đà Lạt.

Ở Hà Nội, ngoài tòa nhà GMR thì còn có Tòa nhà Lacaze, Eden Cinema bị thay đổi từ kiến trúc tân cổ điển thành Ar deco.

Trước khi được công ty Société Coloniale des Grands Magasins mua lại và đổi thành Grands Magasins Reunis (cho tương đồng với Grands Magasins Charner), thì Tòa nhà này nguyên thủy tên là Maison Godard, được xây từ năm 1901.

Maison Godard được đặt theo tên của Sebastien Godard, người chịu trách nhiệm quy hoạch lại thành phố Hà Nội, đặc biệt là khu vực Tràng Tiền. Godard là tòa nhà hai tầng, tầng dưới cao 6m, tầng trên 5m với diện tích mặt bằng xấp xỉ 4.500m2. Sàn tầng một lát đá thấm thủy khổ lớn để hạn chế nhớp nháp vào ngày trời nồm. Trần nhà được trát vôi rơm, sàn tầng hai bằng gỗ lim. Mái bằng khung thép được uốn thành vòm, dưới vòm cũng được trát vôi rơm, bên trên lợp miếng tôn nhỏ hình chữ nhật.  Xung quanh nhà Godard là cửa kính để lấy ánh sáng. Từ tầng một lên tầng hai có bốn cầu thang bậc gỗ, lan can bằng thép có hoa văn, trụ cầu thang bằng đồng đúc. Sau mỗi vài năm, nhà Godard được quét vôi, sơn cửa một lần. Tòa nhà này đã không được xây cao vì chính quyền đương thời không cho phép các công trình quanh hồ Hoàn Kiếm xây quá cao vì lo ngại việc hồ Hoàn Kiếm sẽ bị che lấp trong các khối nhà, làm mất đi vẻ đẹp biểu tượng của hồ Hoàn Kiếm.

Thời kỳ đó, chợ truyền thống họp theo phiên, chỉ bán nông sản, lương thực, đồ thủ công, các mặt hàng địa phương sản xuất tại Hà Nội và các vùng lân cận, một số sản phẩm khác được mang sang từ các tỉnh phía nam Trung Quốc. Maison Godard thì bán đủ thứ các hàng hoá tiêu dùng như vải vóc, quần áo thời thượng, giày dép, nước hoa, đồ nội thất…; các loại thực phẩm như bơ, phomat, bia… nhập cảng từ Châu Âu, Hồng Kông; và nhiều sản vật đến từ các thuộc địa của Pháp như Ấn Độ, Algérie, Marocco.

Tuy nhiên, trong hơn một thập niên đầu thế kỷ XX, Maison Godard hầu như không chào đón khách Việt, trừ một số ít người Việt giàu có. Đến những năm 1920, khi các mặt hàng tơ lụa, guốc-hài, khăn xếp-nón lá truyền thống trên phố Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Nón… không thu hút được nhiều khách nữa, các chủ hiệu chuyển sang bán thêm âu phục, giày tây, mũ dạ, nước hoa và nhiều mặt hàng phương Tây khác, Maison Godard mất tính độc quyền và phải cạnh tranh với các quầy hàng bên ngoài, từ đó khách hàng người Việt bắt đầu được đón tiếp nồng hậu hơn.

Trong vòng 2 thập niên tiếp theo đó, Maison Godard thường xuyên được tân trang từ diện mạo bên ngoài cho đến cấu trúc tổng thể, chủ sở hữu cũng có sự thay đổi, dòng chữ Godard & Cie trên mặt tiền được thay bằng L’union Commerciale Indochinoise et Africaine, rồi sau đó mang tên Grands Magasins Réunis (GMR). Mặc dù vậy, mãi đến tận sau này, người Việt vẫn quen gọi tên cũ là nhà Gô Đa (Godard).

Quảng cáo Grands Magasins Réunis trên báo năm 1927

Lúc này công ty sở hữu tòa nhà là Société Coloniale des Grands Magasins (SCGM), đây cũng là công ty sở hữu Grands Magasins Charner (GMC), tức thương xá TAX ở Sài Gòn. Vì vậy có thể thấy sau đó toà nhà được sửa lại với diện mạo khác, với chóp nhọn giống với GMC.

Từ thập niên 1940, tòa nhà được sửa lại theo phong cách Art Deco, như đã nói tới bên trên:

Năm 1950, chủ sở hữu của Grands Magasins Réunis đã chia lô bán lại cho thương nhân bản địa do lo sợ sự thất bại của người Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Hình ảnh đầu thập niên 1950 cho thấy nơi này từng có vũ trường. Trên tòa nhà ghi chữ Opera Dancing. Lúc này tòa nhà cũng đã được sửa lại vẻ bên ngoài

Năm 1953, Chính phủ Pháp nhận thấy nguy cơ thất trận ở Đông Dương và những nơi khác trên thế giới nên đã đưa ra chủ trương thoái vốn mạnh, đồng thời bán lại nhà tòa nhà cho một số thương nhân đến từ những nước khác. Hầu như không có thông tin chính xác cho biết những người nào từng là chủ của tòa nhà giai đoạn này, chỉ có thông tin là những người Ấn Độ.

Năm 1958, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền Hà Nội quyết định sửa sang lại tòa nhà, đồng thời hợp nhất 49 quầy hàng thành công tư hợp doanh, đổi tên thành Bách hóa Tổng hợp, thường gọi là Bách Hóa Tràng Tiền, là cửa hàng Mậu Dịch Quốc Doanh.

Theo cuốn Bách khoa thư Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 1960, Bách hóa Tổng hợp chính thức khai trương, trở thành cửa hàng thương nghiệp quốc doanh đầu tiên ở Hà Nội, nơi cung cấp đủ các loại nhu yếu phẩm cho Hà Nội và toàn miền Bắc trong suốt thời bao cấp.

Cũng trong ngày khai trương, người đứng chờ vào xem cửa hàng thương nghiệp quốc doanh đã tụ tập đông đảo ở vỉa hè phố Hàng Bài, Hai Bà Trưng và Tràng Tiền. Khi nhân viên mở cửa, dân chúng đã chen chúc xô đẩy nhau. Những ngày đầu, hàng hóa ở Bách hóa Tổng hợp có sự đa dạng, song đã mất dần sự phong phú vì các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng ở Hà Nội thiếu nguyên liệu do nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Pháp, Hồng Kông và các nước phương Tây không còn trong khi nguyên liệu nhập từ các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa lại ít ỏi. Mặt khác, các nhà máy của nhà nước Việt Nam, xí nghiệp công tư hợp doanh cồng kềnh trong bộ máy, lại cứng nhắc trong kế hoạch dẫn đến Hà Nội thiếu hàng hóa tiêu dùng, khiến cho Bách hóa Tổng hợp chỉ còn vài mặt hàng. Trước thực trạng này, Nhà nước đã bắt đầu thực hiện chế độ phân phối. Ngày 21 tháng 12 năm 1963, Nhà nước bắt đầu bán vải theo tiêu chuẩn, cán bộ công nhân viên được 5m vải một năm, nhân dân thành phố và thị xã 4m một năm, còn người dân ở nông thôn được 3m một năm. Từ năm 1965, mỗi cán bộ công nhân viên trong đời công tác được phân phối 1 chiếc xe đạp. Các hộ gia đình ở Hà Nội được cấp bìa mua hàng gia đình để mua xà phòng, kim chỉ, diêm… Chỉ vào dịp Tết Nguyên đán mới được mua chè, thuốc lá, bánh mứt kẹo. Bách hóa Tổng hợp lúc này cũng như các bách hóa khác trên địa bàn thành phố, có nhiệm vụ bán các mặt hàng cung cấp là chính. Nếu có mặt hàng bán tự do, dân chúng xếp hàng đông đúcra tận phố Hàng Bài và phải có công an giữ trật tự.

Tàu điện đi trên phố Hàng Bài năm 1960. Bên trái là cửa hàng Mậu Dịch Quốc Doanh (nay là Tràng Tiền Plaza)

Năm 1993, Bách hóa Tổng hợp được chuyển giao cho một doanh nghiệp nhà nước, đồng thời đơn vị này cũng được chỉ định xây dựng và tái cấu trúc cửa hàng.

Sau thời kỳ bắt đầu chủ trương đổi mới không lâu, tháng 4 năm 1993, Công ty thương mại Hà Nội liên doanh với Công ty Dragon Property Asia Limited nhằm thành lập dự án phá Bách hóa Tổng hợp xây dựng “Tràng Tiền Plaza” với thời hạn 50 năm. Liên doanh này đã đưa ra thiết kế tòa nhà có chiều cao mặt phố Tràng Tiền là 10 tầng, mặt phố Hai Bà Trưng là 20 tầng.

Tháng 5 năm 1994, Ủy ban Nhà nước về Hợp tác đầu tư đã cấp giấy phép đầu tư thành lập Công ty liên doanh Trung tâm Thương mại Hà Nội với cái tên Hà Nội Plaza. Tuy nhiên vào ngày 29 tháng 9 năm 1995, ngày bán hàng cuối cùng ở Bách hóa Tổng hợp đã kết thúc.

Ngày 28 tháng 5 năm 1996, lễ khởi công xây dựng tòa nhà mới được tổ chức long trọng với tuyên bố công trình sẽ hoàn tất trong 3 năm. Tuy vậy vào tháng 7 năm 1997, Thái Lan gặp khủng khoảng tài chính, kéo theo nhiều nước châu Á vào vòng xoáy khiến cho dự án đã không thu xếp được vốn với ngân hàng, do đó Bách hóa Tổng hợp trở thành bãi đất hoang cho đến năm 1999 trước khi được Vinaconex, một tổng công ty lớn thuộc Bộ Xây dựng đàm phán mua lại.

Ngày 1 tháng 2 năm 2002, Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza chính thức đi vào hoạt động trở lại sau hơn 16 tháng thi công khẩn trương với tổng vốn đầu tư lên tới 145 tỷ Đồng do kiến trúc sư người Pháp Claude Cuvelier thiết kế.

Trước đó, trong lúc xây dựng công trình Tràng Tiền Plaza, di tích cư trú triều đại nhà Lê Trung hưng cùng một số di vật khảo cổ đã được tìm thấy tại công trình xây dựng.

Tuy nằm ở vị trí vàng của thủ đô nhưng Tràng Tiền Plaza việc kinh doanh của trung tâm thương mại này không có được thành công như mong đợi, phải tạm đóng cửa nhiều lần để tái cơ cấu, định vị thương hiệu.

Quay trở lại với số phận của tòa nhà GMC ở Sài Gòn, sau khi công ty chủ quản là Société Coloniale des Grands Magasins rút khỏi Đông Dương thì Tòa nhà này đổi tên thành Thương Xá TAX, có địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Mặt bằng được chia nhỏ và cho các tiểu thương thuê buôn bán. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới bắt đầu xuất hiện và bày bán trong Thương Xá TAX.

Một số hình ảnh TAX qua thời gian:

1965

1965

1966

1967

1968

1969

Sau năm 1975 Thương xá TAX bị giải thể νì ᴄhính sáᴄh tập trung kinh tế νà ᴄấm tiểu thương buôn bán. Tòa nhà đượᴄ giaᴏ νề ᴄhᴏ UBND thành phố quản lý, không ᴄòn là địa điểm kinh dᴏanh nữa mà thỉnh thᴏảng đượᴄ tận dụng để làm không gian trưng bày ᴄáᴄ mặt hàng, máy móᴄ ᴄông nghiệp dᴏ ᴄáᴄ đơn νị quốᴄ dᴏanh sản xuất.

Thương xá TAX cuối thập niên 1970
Thương xá TAX thập niên 1980

Đến năm 1978, trᴏng bối ᴄảnh thời baᴏ ᴄấp, Thương xá TAX trở thành một ᴄông ty quốᴄ dᴏanh mang tên “Cửa hàng Phụᴄ νụ Thiếu nhi Thành phố”. Đến năm 1981, khu nhà này đổi tên thành “Cửa hàng Báᴄh hóa Tổng hợp Thành phố” dᴏ Sở Thương Nghiệp Thành phố sở hữu. Từ năm 1997, tòa nhà đổi tên thành “Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn” dᴏ Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý.

Thương xá TAX năm 1991, lúc này mang tên “Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố”

Đến năm 1998 thì ᴄái tên Thương xá TAX mới đượᴄ phụᴄ hồi. Đến năm 2003, tòa nhà đượᴄ đại tu để trở thành một trung tâm thương mại sầm uất.

Đến năm 2014, thông tin Thương xá TAX sẽ bị đập bỏ làm ᴄhấn động những người yêu Sài Gòn xưa. Ngày 12 tháng 10 năm 2016, quá trình đập bỏ khu Thương xá đượᴄ bắt đầu tiến hành để nhường ᴄhỗ ᴄhᴏ một ᴄaᴏ ốᴄ mới ᴄó 40 tầng, hiện nay (2022) đang đượᴄ xây dựng.

Thương xá TAX năm 2016, ngay trước thời điểm bị đập bỏ

Ngoài sở hữu GMC, GMR, công ty Société Coloniale des Grands Magasins còn có một cửa hàng bách hóa khác ở Sài Gòn, nhưng chuyên về đồ điện máy, gia dụng và thực phẩm, đó chính là Tòa nhà Viễn Đông mà người Sài Gòn xưa nào cũng biết tới. Tòa nhà Viễn Đông nằm sát, nối liền với tòa nhà GMC.

Tòa nhà Viễn Đông này được xây dựng từ khoảng cuối thập niên 1940, lúc đó mang tên là “Grands Magasins Vien-Dong”, là trung tâm bách hóa cùng hệ thống với Grands Magasins Charner và Grands Magasins Réunis.

Sau đây là 1 số ảnh cực hiếm về quang cảnh bên trong của Grands Magasins Vien-Dong thời điểm mới khai trương năm 1950:

Sau năm 1954, Grands Magasins Vien-Dong được người Việt mua lại và vẫn giữ lại tên Viễn Đông.

Tòa nhà này tồn tại khoảng hơn 60 năm, trước khi bị đập bỏ để xây cao ốc. Dưới đây là hình ảnh tòa nhà này những năm 2010, so sánh cùng góc với ảnh xưa:

Theo Niên giám Đông Dương, trước khi tòa nhà Viễn Đông được xây dựng thì tại vị trí này vốn là trụ sở ngân hàng Nam Kỳ (Banque Cochinchine).

Đông Kha – chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận