Câu chuyện về những tượng đài ở Sài Gòn thời Pháp thuộc – Bài 2: Tượng đài chiến sĩ Pháp từng nằm ở vị trí “hồ Con Rùa”

Vị trí hồ Con Rùa ở trung tâm Quận Ba Sài Gòn là một địa điểm quen thuộc và đã trải qua nhiều cuộc biến thiên của lịch sử.

Thời vua Gia Long, đây là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Vào năm 1879, chính quyền thuộc địa Pháp ở Sài Gòn đã xây dựng một nhà máy nước đầu tiên của toàn Đông Dương ở vị trí hồ Con Rùa ngày nay. Ngay tại đó, có một tháp nước (Château d’Eau) cao 20m, lấy nước từ nhà máy nước ở ngay bên cạnh để cấp nước cho Sài Gòn.

Thời gian sau đó, khi dân số tăng cao, tháp nước này không còn đáp ứng đủ cho người Sài Gòn nên có thể nhiều bể nước và tháp nước khác, đặc biệt là 2 bể chứa lớn có thể tích 1250m khối mỗi bể ở làng Tân Sơn Nhứt (Gia Định). Kể từ đó tháp nước ở vị trí hồ Con Rùa không còn được sử dụng và phá bỏ vào những năm cuối thập niên 1910 để xây tượng đài kỷ niệm thống chế Maréchal Joffre, và vị trí hồ Con Rùa cũng mang tên là công trường Maréchal Joffre.

Đài kỷ niệm thống chế Maréchal Joffre

Đài kỷ niệm này chỉ tồn tại trong khoảng 10 năm thì được thay bằng Tượng đài Chiến sĩ trận vong. Cụm tượng đài này được xây vào cuối năm 1927, có một đài cao có hồ nước nhỏ xung quanh và ba tượng lính Pháp bằng đồng, để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên thời điểm này, vị trí này vẫn giữ nguyên tên là công trường Maréchal Joffre, là tênn của tổng tham mưu trưởng quận đội Pháp thời thế chiến thứ nhất.

Bức tượng này bao gồm 2 người lính Pháp thời thế chiến bên dưới, và trên đỉnh tháp là tượng thánh nữ Jeanne D’Arce có đôi cánh sau lưng, hai tay nâng thanh kiếm, được gọi là tượng Hòa Bình (paix peace). Cũng vì vậy mà người Sài Gòn xưa cũng thường gọi đây là công trường Bà Đầm Cánh Tiên. Bên hông cụm tượng đài là 2 tượng rồng được chạm trổ tinh xảo.

Năm 1945, trong khi hầu hết các tượng đài Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn đều bị giật đổ, thì với một lý do nào đó, tượng đài chiến sĩ trận vong vẫn còn nguyên. Tuy nhiên tượng thánh nữ Jeanne D’Arce 2 tay cầm kiếm thì bị phe kháng chiến rút đi thanh kiếm và bỏ vô đó một thanh củi. Sau năm 1946, người Pháp trở lại và thay vào đó một nhành cây Olive.

Cụm tượng đài này vẫn tồn tại ngay cả sau khi quân Phâp rút khỏi Đông Dương thời điểm năm 1954. Năm 1955, chính quyền VNCH đổi tên công trường Maréchal Joffre thành công trường Chiến Sĩ, theo tên của cụm tượng đài này.

Đô đốc Madden đặt một vòng hoa tại đài tưởng niệm (Ngày 13 tháng 12 năm 1949

Một số hình ảnh cụm tượng đài trong 37 năm tồn tại (1927/1964):

       

Sau khi nền đệ nhất Cộng hòa bị sụp đổ năm 1963, tới năm 1964, thời miền Nam dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quân nhân, thì tượng đài này mới bị giật đổ.

Đó là tháng 7/1964, trong dịp kỷ niệm tròn 10 năm ký hiệp định Geneve, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã tổ chức những cuộc mít tinh và biểu tình lớn để chống Pháp, vì cho rằng Pháp là một trong những phe ký hiệp định chia cắt Việt Nam, và chống lại đề xuất của tống thống Pháp lúc đó là Charles de Gaulle đã kêu gọi trung lập hóa miền Nam. Ngày 29/7/1964, những người biểu tình đã dùng dây thừng kéo đổ tượng đài 2 lính Pháp và tượng thiên thần bảo hộ trên đỉnh tháp.

Một số hình ảnh ngày 29/7/1964:

  

Hình ảnh ngày 8/8/1964. Bên hông tháp có ghi chữ THSV (Tổng hội sinh viên)

Các tượng bị giật đổ, nhưng tháp vẫn còn ở đó khoảng 3 năm trước khi hồ Con Rùa được xây dựng năm 1967.

Cụm tượng đài chỉ còn lại phần tháp, hình chụp cuối năm 1964
Hồ Con Rùa được xây dựng năm 1967 tại vị trí tượng đài chiến sĩ trước đó. Lúc này, chỗ này được đặt tên là Công trường Quốc Tế, tên gọi vẫn được giữ lại tới ngày nay

Đông Kha – chuyenxua.net

Viết một bình luận