Câu chuyện về những tượng đài ở Sài Gòn thập niên 1960

Quốc gia nào cũng có những bức tượng đài với mục đích tuyên truyền kết hợp với nền văn hóa, nghệ thuật. Di sản tượng đài của Sài Gòn xưa cũng không phải là ngoại lệ.

Có thể nói, lịch sử cận đại của Sài Gòn đã trải qua 3 thời kỳ chính: thời Pháp thuộc, thời VNCH và thời nay. Pháp đã xây dựng những tượng đài của các nhân vật lịch sử người Pháp nổi bật trong giai đoạn Sài Gòn là xứ thuộc địa.

Sang đến thời VNCH, việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được nội các của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn, kể từ giữa những năm thập niên 1960.

Hầu hết các tượng đài thời kỳ này đã bị dẹp bỏ, ngoại trừ một số tượng đài là Tượng An Dương Vương ở bùng binh Ngã 6 Chợ Lớn, Tượng Phù Đổng Thiên Vương nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn; Tượng Phan Đình Phùng (thánh tổ Quân cụ) nằm trước bưu điện Chợ Lớn; Tượng Trần Hưng Đạo đặt tại công trường Mê Linh… Riêng với bức tượng quen thuộc với người Sài Gòn (vì nằm ngay trung tâm Quận Nhứt) là tượng Trần Nguyên Hãn tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành thì vừa bị di dời cách đây không lâu.

Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng, còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thủy quân Lục chiến trước tòa nhà Quốc hội. Thiên sứ Micae (thánh tổ binh chủng Nhảy Dù) gần trại Hoàng Hoa Thám, Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ, và đài kỷ niệm “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh. Tất cả những đài kỳ niệm này đã bị đạp bỏ sau 1975.

Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo là thánh tổ binh chủng Hải Quân VNCH

Tượng Trần Hưng Đạo phía cổng vào Bộ Tư Lệnh Hải quân
Tượng Trần Hưng Đạo nhìn ra sông Sài Gòn

Tượng Trần Hưng Đạo và Công trường Mê Linh

Tượng Trần Nguyên Hãn

Tượng Trần Nguyên Hãn – Thánh tổ binh chủng Truyền tin VNCH

Tượng Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành

Tượng Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ năm 1965

Tượng Trần Nguyên Hãn với chim bồ câu đưa tin

Tượng Trần Nguyên Hãn đã được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành nhằm phục vụ việc thi công Nhà ga Metro Bến Thành – Suối Tiên. Sau đó, tượng được đưa về công viên Phú Lâm, quận 6

Di dời tượng Trần Nguyên Hãn

Tượng Quách Thị Trang

Tượng đài Quách Thị Trang (lúc này chưa có tượng đài Trần Nguyên Hãn
Tượng Quách Thị Trang khi chưa có tượng đài Trần Nguyên Hãn
Biểu tình tại bùng binh Quách Thị Trang (1965)
Tượng Quách Thị Trang sau khi đã có thêm tượng đài Trần Nguyên Hãn

Tượng đài An Dương Vương (Hội trường Diên Hồng)

Tượng đài An Dương Vương tại Bến Chương Dương, Thánh tổ binh chủng Pháo binh VNCH

Tượng đài An Dương Vương phía trước Hội trường Diên Hồng, sau này là trụ sở Thượng Viện, và nay là Thị trường Chứng Khoán TP. HCM
Tượng đài An Dương Vương phía trước Hội trường Diên Hồng, bến Chương Dương

Tượng đài An Dương Vương, bến Chương Dương

Tượng đài An Dương Vương (Ngã Sáu Chợ Lớn)

Tượng đài An Dương Vương đang được xây dựng vào cuối năm 1966 tại Ngã 6 Minh Mạng, Chợ lớn

Tượng An Dương Vương nằm giữa Quận 5 và Quận 10
Tượng An Dương Vương với “nỏ thàn”, biểu trưng cho Thánh tổ Binh chủng Công binh VNCH

Toàn cảnh Ngã Sáu, Chợ Lớn

Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương

Tượng Phù Đổng Thiên Vương, Thánh tổ Binh chủng Thiết giáp, nằm ở ngã 6 Phù Đổng (Ngã 6 Sài Gòn cũ)

Tượng Thánh Gióng (Phù Đổng) được dựng năm 1966 nằm tại ngã sáu đầu đường Nguyễn Trãi. Tượng nổi tiếng đến độ tên bức tượng trở thành tên của cả một giao lộ, người ta thường gọi là “Ngã sáu Phù Đổng”
Ngã 6 Phù Đổng, bên trái là đường Lê Văn Duyệt, nay là Cách mạng Tháng 8

Tượng đài Chiến sĩ Vô danh

Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương
Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh, nơi này ngày nay là ngã tư Hùng Vương – Châu Văn Liêm

Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh chụp năm 1968

Tượng Hai Bà Trưng

Tượng Hai Bà Trưng với đoàn Thanh nữ Cộng hòa của bà Ngô Đình Nhu (chụp năm 1962)
Tượng Hai Bà Trưng được xây dựng tại Công trường Mê Linh, nơi sau này được thay thế bằng tượng Trần Hưng Đạo như nhắc tới ở trên

Tượng Hai Bà Trưng, hình chụp năm 1963, trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ

Tượng Hai Bà Trưng bị phá hủy năm 1963 vì người ta cho rằng hình ảnh Hai Bà Trưng trên tượng rất giống với hai mẹ con bà Ngô Đình Nhu

Bức tượng đã bị giật đổ bằng dây thừng…

Bức tượng chỉ còn lại phần chân đế

Tượng Thủy quân Lục chiến

Tượng Hai người lính Thủy quân Lục chiến trước Hạ Nghị Viện, bên trong công trường Lam Sơn

Toàn cảnh vị trí bức tượng ở công trường Lam Sơn

Tượng Biệt Động Quân

Tượng Biệt Động Quân tại bùng binh ngả bảy Lý Thái Tổ

Toàn cảnh bức tượng tại giao lộ Lê Hồng Phong – Ngô Gia Tự ngày nay

Tượng đài Lê Lợi

Tượng đài Lê Lợi – Thánh tổ lực lượng Địa phương quân và nghĩa quân VNCH
Tượng đài Lê Lợi tại bùng binh Cây Gõ

Tượng đài Lê Lợi nằm tại Công trường Duy Linh xưa

Tượng Phan Đình Phùng

Tượng Phan Đình Phùng, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam

Tượng Phan Đình Phùng, là Thánh tổ Quân cụ VNCH, cách khoảng 200m trước nhà Bưu điện Chợ Lớn

Tượng Phan Đình Phùng trước Bưu điện Chợ Lớn

Tượng Cảnh sát Quốc gia

Tượng đài Cảnh Sát Quốc gia, nằm ở cuối đường Hồng Thập Tự, Ngã sáu Cộng Hòa

Tượng Thiên sứ Micae

Tượng này được tôn là Thánh tổ Binh chủng Nhảy Dù VNCH, ở đường vào trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám – Tân Sơn Nhứt

Nguồn: Nguyễn Ngọc Chính. Ảnh: manhhai’s flickr

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Renault 4CV – Dòng xe taxi màu xanh-trắng huyền thoại một thời trên đường phố Sài Gòn xưa

Xe taxi có 2 màu xanh - trắng (hoặc vàng nhạt) là một trong những phương tiện giao thông độc đáo của thành phố Sài Gòn qua những thập niên 1950, 1960 và 1970 cho đến khi bị chấm dứt trong thời bao cấp. Xe taxi hiệu Renault 4CV...

Những bức ảnh Sài Gòn được chụp cách nhau 100 năm tại cùng một vị trí

Xin mời các bạn xеm lại những tấm hình thú vị được chụp để so sánh góc ảnh tại cùng 1 vị trí của Sài Gòn, tại 2 thời điểm cách nhau tròn 100 năm, đó là hình xưa thập niên 1920, và hình chụp năm 2022. Qua những bức...

Văn hóa cà phê của người Sài Gòn

Nam Bộ là vùng đất mới được khai khẩn cách đây hơn 300 năm bởi những lưu dân người Việt trên bước đường Nam tiến. Về sau, có thêm những Hoa kiều cùng với các tộc người bản địa như Khmer, Chăm,… chung tay xây dựng Nam Bộ thành...

Nhạc sĩ Đinh Việt Lang và ca khúc “Hẹn Một Mùa Xuân” – Tôi sẽ về khi mùa Xuân đơm hoa trước ngõ…

Nhạc sĩ Đinh Việt Lang là tác giả của các ca khúc Hẹn Một Mùa Xuân, Ngày Vui Qua Mau (viết chung với Nhật Ngân) và Lạnh Lùng (phổ thơ Vạn Thuyết Linh), có tên thật là Đinh Xuân Tình, sinh năm 1939 ở Sài Gòn, là con thứ...

Hình ảnh Sài Gòn đẹp rực rỡ trong những cuốn phim điện ảnh miền Nam 50 năm trước

Nền điện ảnh thương mại của miền Nam trước 1975 đã có nhiều thành tựu đáng kể, với rất nhiều phim nhựa được sản xuất mỗi năm, đặc biệt là kể từ cuối thập niên 1960 trở về sau. Sau đây, mời các bạn xem lại những hình ảnh đẹp...

Một bài báo cũ về nghệ sĩ Diệp Lang năm 1964

Bài viết sau đây được đăng trong Giai phẩm Giải Thanh Tâm năm 1964. Khi đó nghệ sĩ Diệp Lang 23 tuổi, đã đoạt Huy chương vàng Giải Thanh Tâm trước đó một năm. Trong Giải Thanh Tâm năm 1964, ông được trao Bằng Danh Dự. Lão lang y Đinh...

Ký ức Sài Gòn tuổi thơ và kỷ niệm đồng tiền xé đôi thối lại

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi...

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, từ “Thuở Ban Đầu” đến “Nửa Hồn Thương Đau”

Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, ông còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với nghệ danh là Hoài Bắc. Phạm...

Hình ảnh đẹp Sài Gòn 20 năm trước (2002) nhìn từ trên cao

2002-2022 là khoảng thời gian chưa xưa lắm, nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn thấy sự thay đổi lớn của Sài Gòn sau tròn 20 năm, nếu nhìn lại những tấm ảnh chụp Sài Gòn từ trên cao ở dưới đây. 20 năm trước, Sài Gòn chưa có quá...

Xe máy Minsk và Simson – “Huyền thoại” một thời trên đường phố Việt Nam 30-40 năm trước

Thời thập niên 1980-1990, bên cạnh các dòng xe Nhật đã có mặt ở miền Nam trước 1975, thì trên các nẻo đường ở khắp các thành phố lớn Việt Nam đều hiện diện 2 thương hiệu xe máy có kiểu dáng mạnh mẽ dành cho nam giới là...