Câu chuyện về cái “bàn ủi con gà” ngày xưa – Từ vật dụng gia đình trở thành đồ cổ bạc tỷ

Ngày xưa, lúc chưa có bàn ủi điện, người ta dùng loại bàn ủi than, thường gọi là bàn ủi con gà. Hồi đó không phải nhà ai cũng có bàn ủi, mà thường chỉ những nhà khá giả và nhà nào có con gái ngày nào cũng mặc áo dài đi học thì mới sắm một bàn ủi con gà để trong nhà.

Bàn ủi con gà xuất xứ sản xuất tại Pháp, được đúc bằng đồng để giữ nhiệt khi chứa than cháy nóng ở bên trong. Gọi là bàn ủi con gà vì ở trên đầu nắp bàn ủi của nó có gắn hình con gà để làm chốt khóa mở ra hoặc khóa lại. Đặc biệt “con gà” này chế tạo bằng loại đồng lạnh để không hấp nhiệt từ than nóng ở bên trong, để khi cầm vào đầu con gà để mở hoặc đóng nắp, người dùng sẽ không bị bỏng tay.

Bàn ủi con gà sử dụng nhiệt từ than nóng đỏ được bỏ vào phía bên trong, nếu trong quá trình ủi bớt nóng thì mở nắp và tiếp tục bỏ than vào, và chốt hình con gà trước mũi bàn ủi là dùng để mở và đóng mỗi khi muốn bỏ than vào, lấy than ra.

Hồi xưa còn bé, cái con gà ở trên nắp bàn ủi là con vật ngộ nghĩnh đã làm cho tôi phải thích thú. Mới ban đầu loay hoay mãi mà không làm sao mở chốt ra được, lấy làm lạ hỏi dì tôi thì dì trả lời một cách bí hiểm: “Bộ không biết cho gà ăn lúa hả?”. Thằng bé tôi liền nghĩ ra khi ăn lúa là con gà chúi mỏ xuống đất để mổ, vậy là tôi cầm cái đầu con gà cho nói “mổ lúa” mấy lần mới ra được cái chốt khóa nắp bàn ủi.

Mỗi lần mấy dì ủi đồ là tôi có nhiệm vụ quạt than đến mỏi tay, mỗi khi bàn ủi nguội dần là dì để bàn ủi trên cái đế kê dưới đất, sai thằng tôi cầm cái quạt mo bằng cả hai tay quạt kế ngoài những lổ thông hơi nằm dưới phần đế của bàn ủi.

Đến thập niên 1980, dù ở thôn quê, nhà tôi cũng có sắm một bàn ủi con gà, bàn ủi này sản xuất tại Việt Nam, làm bằng gang rồi xi bên ngoài lớp sơn màu đồng nên bàn ủi nhẹ và độ tinh xảo không bằng bàn ủi của Pháp hồi xưa. Nhà luôn có cái bếp nấu bánh chưng để đi bỏ mối, nên than hồng luôn luôn cháy sẵn trong bếp, chỉ cần gắp bỏ vào bàn ủi, không phải tốn công mồi củi quạt than như những nhà khác

Ở thôn quê ít nhà nào có được bàn ủi con gà. Nên mỗi bận Tết đến hoặc trúng ngày lễ cưới hỏi, nhà nào không có phải đi đến nhà có bàn ủi để mượn. Vì vậy nên mỗi lần như vậy cái bàn ủi con gà được chuyền tay từ nhà này san nhà khác, là hình ảnh của không khí ấm áp tươi vui của lễ hội mỗi năm mới có một lần.

Bây giờ, bàn ủi con gà đã trở thành cổ vật để trưng bày và chỉ còn trong ký ức về đồ dùng của một thời của nhiều người. Các loại bàn ủi con gà được giới sưu tầm truy lùng với giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến hàng tỷ đồng, giá cả tùy thuộc vào độ hiếm, sự nguyên bản. năm sản xuất và chất liệu của bàn ủi.

Hầu hết những chiếc bàn ủi được rao bán trên thị trường với giá vài trăm ngàn đồng chỉ là bằng đồng thường chứ không phải là đồng lạnh nguyên chất. Nếu như là bàn ủi bằng đồng lạnh sẽ có giá hàng chục, hàng trăm và thậm chí lên đến hàng tỷ đồng một chiếc. Những chiếc bàn ủi bằng sắt thì có giá trị rẻ hơn nhiều so với bằng đồng lạnh. Hiện nay, chúng được rao bán trên thị trường với giá khoảng 380.000 đến 900.000 đồng tùy thuộc vào độ mới của bàn ủi.

Bàn ủi quý hiếm và có giá trị cao nhất được xem là loại bàn ủi nguyên bản của Pháp sản xuất năm 1914, được gọi là bàn ủi 1914. Phía dưới nắp trên của bàn ủi này được khắc chữ Made in France, 1914.

Loại bàn ủi con gà này có hình tam giác, trọng lượng khoảng trên 7kg, phía trên sẽ có quai cầm rất đẹp, có nắp khóa đóng mở hình con gà rất tinh xảo và bắt mắt. Thiết kế bàn ủi con gà của Pháp đẹp hơn rất nhiều so với hàng Việt Nam, đường nét vô cùng sắc sảo và bền đẹp.

Bài: Trương Đình Tuấn – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Nghệ sĩ guitar Vô Thường và ngón đàn tay trái tuyệt kỹ

Nhữnɡ nɡười thíᴄh nɡhе nhạᴄ ɡuitar và nhạᴄ trữ tình, ᴄó lẽ khônɡ ai là khônɡ biết đến nɡhệ sĩ Vô Thườnɡ. Lúᴄ sinh thời ɡiáᴏ sư Trần Văn Khê đã từnɡ nhận xét: “Tiếnɡ đàn ᴄó sứᴄ hấp dẫn lạ thườnɡ, nɡhе ᴄâu đầu muốn nɡhе tiếp ᴄâu sau,...

Tang lễ danh ca Lệ Thu sẽ diễn ra trong phạm vi gia đình vào ngày 29/1/2021

Theo thông tin từ gia đình danh ca Lệ Thu, vì tình hình dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp nên tang lễ của nữ danh ca sẽ được diễn ra chỉ trong phạm vi gia đình và họ hàng vào trưa ngày 29/1/2021 (giờ địa phương) tại Holy...

“Dịch vụ thư viện lưu động” mang sách đến từng nhà ở Nam Kỳ thập niên 1930

Vào năm 1936, chính quyền Nam kỳ có một dịch vụ công cộng để truyền bá kiến thức đến cộng đồng, đó là thư viện di động miễn phí, mang tri thức đến mọi người dân và khuyến khích họ đọc nhiều sách mở mang đầu óc. Theo các tư...

Những đôi song ca nổi tiếng nhất làng nhạc Sài Gòn trước 1975: Chế Linh – Thanh Tuyền, Hùng Cường – Mai Lệ Huyền,...

Trước năm 1975, làng nhạc miền Nam có rất nhiều đôi song ca nổi tiếng mà đến tận bây giờ khán thính giả vẫn còn nhắc đến như Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Phương Đại – Phương Hồng Quế, Bùi Thiện – Sơn Ca, Mạnh Quỳnh – Giáng...

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của ca sĩ Thanh Mai – Búp bê khả ái của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Tɾᴏnɡ lànɡ nhạᴄ Sài Gòn tɾướᴄ năm 1975, ᴄa sĩ Thanh Mai ᴄó thể khônɡ ρhải là một ᴄa sĩ thᴜộᴄ hànɡ nổi danh nhất, nhưnɡ tên tᴜổi ᴄủa ᴄô νẫn đượᴄ nhiềᴜ nɡười biết đến, đặᴄ biệt tɾᴏnɡ dònɡ nhạᴄ tɾẻ. Chᴏ đến nay, nhiềᴜ nɡười νẫn ᴄòn ấn...

Nhạc sĩ Song Ngọc và những ca khúc nổi tiếng

Nhạᴄ sĩ Song Ngọᴄ là một trong những nhạᴄ sĩ nổi tiếng nhất ᴄủa dòng nhạᴄ vàng với một số lượng lớn ᴄa khúᴄ nổi tiếng và đã trở thành bất tử, đó là những bài hát đượᴄ sáng táᴄ ᴄả trướᴄ và sau năm 1975. Ngoài vai trò...

Những điều ít người biết về 2 tòa nhà Quốc Hội (Thượng Viện – Hạ Viện) ở Sài Gòn trước năm 1975

Từ năm 1967 đến 1975, miền Nam từnɡ ᴄó một Qᴜốᴄ Hội νới lưỡnɡ νiện ɾiênɡ biệt: Hạ Nɡhị Viện νà Thượnɡ Nɡhị Viện. Tɾụ sở Hạ Nɡhị Viện ᴄủa Sài Gòn xưa, nɡày nay là Nhà Hát Thành Phố, ᴄòn tɾụ sở Thượnɡ Nɡhị Viện hiện nay là...

Bánh mì Sài Gòn và sở thích ăn “bánh mì không” của người Sài Gòn ngày xưa

Một tɾᴏnɡ nhữnɡ hình ảnh qᴜеn thᴜộᴄ đã in sâᴜ tɾᴏnɡ ký ứᴄ ᴄủa nhiềᴜ nɡười Sài Gòn xưa là nhữnɡ bội ᴄần xé đựnɡ bánh mì nónɡ, ᴄột ở yên saᴜ ᴄhiếᴄ xе đạρ ᴄủa nɡười bán ɾᴏnɡ khắρ ᴄáᴄ đườnɡ ρhố. Gọi là xưa thôi nhưnɡ thựᴄ...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và những ca khúc bất hủ: Mắt Biếc, Niệm Khúc Cuối, Bản Tình Cuối, Mùa Thu Cho Em…

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên là một trong những tân tuổi tiêu biểu nhất của thể loại nhạc trữ tình miền Nam vào khoảng đầu thập niên 1970. Ông là tác giả của nhiều ca khúc bất hủ được hàng triệu người yêu thích suốt hơn nửa thế kỷ...

Bộ sưu tập hình tuyệt đẹp của minh tinh Thẩm Thúy Hằng – Đệ nhất mỹ nhân của làng nghệ thuật Sài Gòn xưa

Thẩm Thúy Hằnɡ là một minh tinh màn bạᴄ νà là nɡười đẹρ danh tiếnɡ nhất tɾᴏnɡ lànɡ nɡhệ thᴜật Sài Gòn tɾướᴄ năm 1975, là nɡôi saᴏ sánɡ nhất ᴄủa điện ảnh miền Nam Việt Nam từ ᴄᴜối thậρ niên 1950 ᴄhᴏ đến năm 1975. Bắt đầᴜ νai...