Cảm nhận âm nhạc – Mùa Xuân Đó Có Em (Anh Việt Thu)

Em có nghe trời vào xuân chưa,
Bên sông từng giọt nắng vàng,
Chợt lưa thưa và mùa xuân đó
Có em thì xuân rất đẹp…

Đây không phải lần đầu tiên đón tết xa quê, cũng không phải lần đầu tiên đi xa, nhưng hôm nay sao nghe lòng cồn cào quá, da diết đến thế. Tôi lại nghe bài hát “Mùa Xuân Đó Có Em” với những câu hát:

Em có nghe trời vào xuân chưa,
Bên sông từng giọt nắng vàng,
Chợt lưa thưa và mùa xuân đó
Có em thì xuân rất đẹp,

Anh không biết xuân về lúc nào,
Lời tình đong đưa theo gió,
Mình yêu nhau mấy tuổi xuân rồi…

Câu hát “anh không biết xuân về lúc nào” nghe mà chua xót, da diết đến thế bởi vì văn hóa của nước tôi đang ở không giống với Việt Nam của mình. Đất nước văn minh hiện đại này, đầy đủ tiện nghi hơn mình rất nhiều nhưng sao nó xa lạ đến vô cùng. Tôi đã cố gắng hết sức để nghĩ rằng nó thân thiện và hiền hòa như quê hương mình, nhưng sao thật là khó quá.

Những cánh chim đang đậu trên những cành cây trụi lá, cảnh vật đìu hiu, gió thổi vi vút và tuyết phủ trắng xóa làm cho lòng tôi lại càng dâng trào thêm nỗi nhớ quê. Tôi nhớ lũy tre đầu làng, không khí đón xuân với những bó lá dong, bánh chưng và chiếc ống giang để làm lạt buộc bánh, những chiếc bóng bay đủ màu sắc đang tung bay giữa chợ quê hòa với màu sắc của đào, quất và những chậu hoa thật đẹp ở phố huyện. Quê tôi là như vậy đó.

Nhớ năm nào còn mẹ, mẹ đã dậy thật sớm để ngâm gạo gói bánh. Mẹ còn giã một bó lá giềng để làm cho bánh thêm xanh. Mẹ còn gói đủ thứ bánh trái khác như là bánh gai, bánh xèo… Nhớ những đêm thức cùng với ba, trải chiếu xuống dưới bếp thức canh bánh chưng với những ánh lửa bập bùng, tiếng sôi sùng sục từ nồi bánh chưng. Nhớ ba làm kẹo lạc và cho tôi một miếng nhỏ mà thấy tuổi thơ của tôi thật đẹp, đẹp như chưa từng có.

Chợt bâng khuâng nghĩ về mẹ, không biết giờ này mẹ đang ở đâu, phiêu diêu nơi cõi cực lạc này. Tôi cũng đang đau đáu nghĩ về quê mình, chợt nhớ những câu hát “Xuân này con về, mẹ ở đâu? Bao mùa xuân hẹn con vẫn đi. Đời trai như cánh chim phiêu bạt. Bao lần xuân về để mẹ hoài ngóng trông”.

Không biết giờ này ba đã chuẩn bị được gì chưa, các cháu đã có những tấm áo mới nữa không. Năm nay không còn được cậu mua những chiếc áo thật đẹp nữa rồi, chắc các cháu cũng mong ngóng cậu về lắm phải không? Có lẽ tôi là người yếu đuối chăng, khi những con chữ trên màn hình chạy thì đồng nghĩa với những giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt. Nhưng tôi thấy hạnh phúc, hạnh phúc vì còn được khóc, còn được có quê hương để mà nhớ, để mà yêu.

Biết chia sẻ cùng ai đây, nơi đất lạ xứ người, chẳng người thân thích, chẳng có ai quen mặt, cứ lầm lũi như vậy thôi. Tôi biết rằng, cùng cảnh ngộ với tôi còn có hàng chục nghìn sinh viên Việt nam ở khắp thế giới cũng đang mong ngóng về quê hương, Tổ quốc thân yêu, nơi có bà, có mẹ cho ta những tiếng ru hời từ thuở nằm nôi. Giờ chúng ta đã khôn lớn, đôi cánh đã mạnh mẽ bay khắp cùng trời cuối đất để mang lại niềm tin, trí tuệ, tri thức cho quê mình.

Những dòng tâm sự gửi về cho quê hương yêu dấu và tôi sẽ về trong ngày mai tốt đẹp hơn. Xin chúc cho tất cả mọi người đón xuân tràn đầy ấm áp tình yêu thương của gia đình, bạn bè, những người thân và hát khúc ca xuân: “Xuân xuân ơi! Xuân đã về, có nỗi vui nào hơn ngày xuân đến, Xuân xuân ơi! Xuân đã về, Tiếng chúc giao thừa chào đón mùa xuân”. (Theo Ánh Dương – VnExpress.net)

Theo trang dongnhacvang.com, hoàn cảnh sáng tác của ca khúc Mùa Xuân Đó Có Em được con trai trưởng của nhạc sĩ Anh Việt Thu kể lại rằng ca khúc này được nhạc sĩ sáng tác vào mùa xuân năm 1969, trong một dịp Anh Việt Thu đi công tác tưởng rằng ông đã không kịp về đón xuân cùng gia đình. Nhưng may mắn thay, ông cũng đã kịp về nhà bên vợ con vào những ngày cuối năm để cùng sum họp đón tết. Và khi ngồi ở bàn làm việc bên song cửa sổ nhìn những tia nắng vàng lưa thưa chiều 30 tết, ông đã lên cảm hứng sáng tác ca khúc Mùa Xuân Đó Có Em này.

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Tiểu sử ca sĩ Vũ Khanh – Giọng hát trầm ấm và ngọt ngào của dòng nhạc trữ tình

Trong làng nhạc hải ngoại, dòng nhạc tình ca, ca khúc trữ tình, rất hiếm các nam ca sĩ thành công. Không như dòng nhạc vàng đại chúng với số lượng ca sĩ khá nhiều tại hải ngoại (Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Đình...), thì dòng nhạc "thính phòng"...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của “thị xã Cần Thơ” vào thập niên 1960

Cần Thơ là một trong những thành phố lớn nhất ở miền Nam, đồng thời được xem là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ với tây gọi là Tây Đô. Về nguồn gốc tên gọi "Cần Thơ", đến nay vẫn chưa được khẳng định chắc chắn mà chỉ dựa...

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 4)

Mời các bạn xem phần 4 - Những hình ảnh được chụp vào thập niên 1920 (khoảng 100 năm trước) ở Sài Gòn. Qua những tấm ảnh đặc biệt này, bánh xe thời gian như là được xoay ngược lại để chúng ta có thể nhìn được về một...

Câu chuyện về những bùng binh nổi tiếng Sài Gòn xưa – Kỳ 1: Bùng binh Bồn Kèn

Bùng binh Bồn Kèn, hay sau này còn gọi là bùng binh Cây Liễu, nằm chính giữa 2 con đường trung tâm sầm uất ở Sài Gòn, mang tên 2 vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Lê Lợi. Đây có thể là một trong những bùng binh...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Thu, Hát Cho Người” của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển

Được sáng tác vào năm 1968, ca khúc mang tên Thu, Hát Cho Người của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã quen thuộc với khán giả yêu nhạc trữ tình suốt hơn nửa thế kỷ qua, với ca từ thật đẹp, lãng mạn, nhưng cũng thật buồn. Lúc sinh...

Vũng Tàu hơn 50 năm trước qua bộ ảnh tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia Michael Holt

Ngày xưa dân Sài Gòn và miền Nam thường gọi Vũng Tàu là Ô Cấp. Cách đây 60 năm Vũng Tàu đã có rất nhiều bãi biển đẹp và xanh mát như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dứa (Hương Phong), bãi Dâu (Phương Thảo) cùng...

Nhan sắc khả ái của ca sĩ Băng Châu qua bộ sưu tập ảnh đẹp trước và sau 1975

Vào đầu thập niên 1970, làng văn nghệ Sài Gòn có sự xuất hiện của một khuôn mặt rất trẻ, vẫn còn mang dáng dấp một nữ sinh với những nét đẹp tươi tắn, nhu mì, rạng rỡ nhưng vẫn còn phảng phất hương lúa ngọt ngào của miền...

Bộ sưu tập ảnh đẹp của những mỹ nhân nổi tiếng Việt Nam thập niên 1990 – Một thời ảnh lịch

Tᴜy đượᴄ yêᴜ thíᴄh νà ɾất ăn kháᴄh, nhưnɡ dònɡ ρhim này đa số là nội dᴜnɡ đơn ɡiản nên thời ɡian saᴜ này báᴏ ᴄhí thườnɡ ɡọi đây là dònɡ ρhim "mì ăn liền" hᴏặᴄ "ρhim thị tɾườnɡ". Thời ɡian đầᴜ, kể từ ᴄᴜối thậρ niên 1980, dònɡ ρhim...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp)

Thời Pháp thuộc, địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày nay bao gồm hầu hết địa bàn tỉnh Sa Đéc, cộng thêm quận Hồng Ngự của tỉnh Châu Đốc, một phần của tỉnh Long Xuyên và một phần nhỏ đất của tỉnh Mỹ Tho. Tên gọi Đồng Tháp chỉ xuất hiện...

Câu chuyện về những cây cầu nổi tiếng nhất Sài Gòn – Phần 5: Cầu Bình Lợi và những cây cầu sắt ở Việt...

Cầu Bình Lợi là ᴄây ᴄầu đầu tiên đượᴄ xây dựnɡ để bắᴄ qua sônɡ Sài Gòn, nối thônɡ tuyến đườnɡ bộ để đi Biên Hòa, và là ᴄầu dành ᴄhᴏ đườnɡ sắt kết hợp đườnɡ bộ đầu tiên nối liền Sài Gòn đi miền Trunɡ và miền Tây...