Bộ sưu tập 100 ảnh hiếm Đà Lạt nhìn từ trên cao, gần 60 năm trước

Không phải cảnh tượng chen chúc bởi những tòa nhà cao tầng, những khối bê tông vô hồn, Đà Lạt của quá khứ là một vùng đất thoáng đãng, thưa thớt dân cư, qua bộ hình được chụp từ trực thăng từ thập niên 1960 sau đây.

Sau đây là bộ sưu tập hơn 100 tấm ảnh chụp Đà Lạt từ trên cao, những tấm ảnh này đa phần rất ít được thấy trên internet trước đây, cho thấy cái nhìn toàn cảnh về một thành phố giữa rừng thông vào 60 năm trước.

Một số hình ảnh khu trung tâm Đà Lạt (chợ và khu Hòa Bình):


Khu vực hồ Xuân Hương, đồi cù:

Một số hình ảnh khu vực Nhà thờ Domaine De Marie:

Hình ảnh khu vực trường Yersin (lúc này là trung tâm giáo dục Hùng Vương), nay là trường CĐSP, bên cạnh đó là Nha địa dư:

Hình ảnh khu vực Học viện Giáo hoàng:

Những hình ảnh khác:





Khu biệt điện Trần Lệ Xuân

Hình ảnh đỉnh Lang Biang:

Ga xe lửa:

Phi trường Liên Khương

Gần đây, có nhiều bài viết ta thán về việc Đà Lạt đang bị mất “bản sắc”, không còn thơ mộng, lãng mạn, và nóng bức không khác gì các đô thị khác. Khi đó, có không ít người vào bênh vực Đà Lạt hiện tại, nói rằng đó là sự tất yếu của việc phát triển, và Đà Lạt cần phải hiện đại để đáp ứng cho việc trở thành một thành phố du lịch trong thời đại mới. Cũng theo những người này thì Đà Lạt đang làm đúng, vì du khách tới với Đà Lạt ngày càng đông chứ không giảm sút đi.

Đó có lẽ là những sự tranh cãi không hồi kết, giống như là vô vàn câu chuyện tranh cãi khác trên đời này.

Lâu nay, nhắc tới Đà Lạt, người ta nghĩ ngay tới cái LẠNH mát, nghĩ tới thông, tới hoa, tới không khí lãng mạn và êm đềm rất hợp cho những đôi lứa yêu nhau.

Vậy nếu như Đà Lạt nóng lên, thông ít đi, bê tông nhiều lên, vậy thì Đà Lạt sẽ khác gì với những thành phố hiện đại khác? Cái bản sắc đó đang mất đi, dù chưa mất hết, nhưng với tốc độ mất như hiện tại, thì còn lại là bao năm.

Còn việc Đà Lạt vẫn đông đúc du khách, cuối tuần kẹt xe giống như Sài Gòn, nghĩa là Đà Lạt vẫn thu hút khách, ngành du lịch ở đây vẫn kiếm được tiền, đó là bởi Đà Lạt dù mất dần đi bản sắc, nhưng nhu cầu du lịch của người Việt đang ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội, đó là điều dễ hiểu. Giữa vô số những thành phố du lịch mà không khí đều oi bức, người ta chọn những nơi mát mẻ nhất để nghỉ ngơi. Việc Đà Lạt có nhiều công trình hơn để đáp ứng cho nhu cầu đông đúc đó cũng là một điều tất yếu không thể tránh khỏi.

Thực ra, đây không phải là câu chuyện riêng của Đà Lạt, tất cả các thành phố du lịch trên thế giới đều gặp phải vấn đề này. Ở bất cứ xứ nào cũng bị những cơn bão du lịch, sự thương mại hoá không đúng cách, sự vô nguyên tắc đã làm phá hoại và vẩn đục di sản.

Việc cân bằng được hài hòa giữa bảo vệ di sản (với Đà Lạt thì là di sản về danh thắng, thuộc về thiên nhiên, khí hậu) với sự phát triển du lịch là một vấn đề khó khăn liên quan cả đến vấn đề lập pháp, không thể là chuyện có thể được giải quyết bằng đôi câu tranh cãi.

Đông Kha – chuyenxua.net

Viết một bình luận