Bộ ảnh hiếm sống động về Sài Gòn năm 1948

Jack Birns (1919-2008) được xem là một nhiếp ảnh gia huyền thoại của tạp chí LIFE. Ông đã có bộ ảnh để đời chụp Sài Gòn và Hà Nội năm 1948, thời điểm ông đang công tác ở Thượng Hải, ghi lại những hình ảnh thời sự quý giá vào thời điểm Trung Quốc đang diễn ra cuộc nội chiến sinh tử của 2 phe Mao – Tưởng.

Hình ảnh chụp trên đường từ Trung Quốc xuống Việt Nam, trong ảnh là Đồng Đăng, sát ải Nam Quan

Nhiếp ảnh gia là nghề mơ ước của Jack Birns từ thuở nhỏ. Sau khi học xong đại học báo chí và làm phóng viên cho tờ The New York Times, rồi làm 1 số nghề khác, và ông đã hiện thực hóa giấc mơ từ nhỏ khi gia nhập
Năm 1947, ông vượt Thái Bình Dương mang theo 3 chiếc máy ảnh tới Trung Quốc đại lục. Từ Thượng Hải, ông có chuyến du hành sang Đông Dương và có bộ ảnh này:

Thương xá TAX khi vẫn còn mang tên GMC (Grands Magasins Charner). Hình chụp này vào thời điểm những năm cuối cùng trung tâm thương mại này vẫn còn mang kiến trúc nguyên thủy, vì chi sau đó vài tháng, tòa nhà này được đổi thành kiến trúc art deco cho đồng bộ với xu hướng thiết kế đương thời
Bên dưới mái hiên của tòa nhà GMC, nhìn ra đại lộ Charner, có dãy kiosque
Cửa hiệu bán vàng, nữ trang bên trong GMC
Năm 1948, Sài Gòn đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (vẫn do Pháp đứng đằng sau). Trong hình ảnh này là thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và phó thủ tướng Trần Văn Hữu
Quầy bán báo gần 80 năm trước
Bên trong Vườn Bờ Rô, nay là công viên Tao Đàn
Vườn Bờ Rô
Bác xích lô ngủ trước Continental Palace
Người ngồi như chim trên hàng rào trường đua Phú Thọ để xem thi ngựa
Từ khán đài trường đua Phú Thọ
Phụ nữ trong Khám
Hình ảnh bên trong vườn Pages, sau là công viên Chi Lăng, nay đã bị lấn chiếm gần hết
Tòa Đốc Lý, tức Tòa Thị Chính, lúc này được gọi là Dinh Xã Tây, sau là Tòa Đô Chánh
2 anh Bảy Chà đội nón Casque đi trên đường Catinat
Đại lộ Bonard, đang đi về hướng Bùng binh Bồn Kèn, phía xa bên tay phải là tòa nhà autohall bán xe Bainier,năm 1959 thành cư xá REX (sau là REX Hotel). Những tấm bandroll quảng cáo phim Hollywood tại các rạp cinema
Rạp Nguyễn Văn Hảo, lúc này là rạp cải lương có quy mô lớn nhất Sài Gòn, vừa là nơi diễn tuồng cải lương, vừa chiếu chớp bóng
Cầu Khánh Hội lúc này có đường ray xe lửa chở hàng từ Thương cảng Sài Gòn (Bến Nhà Rồng) ra Ga xe lửa Sài Gòn
Từ công trường Francis Garnier (nay là công trường Lam Sơn) nhìn qua nhà hàng Aspirine Usines du Rhone. Tòa nhà này bị đập bỏ năm 1958 để xây Caravelle Hotel. Xe điện trong hình chạy tuyến Sài Gòn – Gò Vấp
Quán cà phê Hoàng Đế (Imperial) góc đường Catinat – d’Ormay (Tự Do – Nguyễn Văn Thinh)

Các công nhân đang dần dọn dẹp đống đổ nát cháy đen tại nhà máy cao su, địa điểm không xác định

Vài hình ảnh Hà Nội:

Dinh Thống sứ Bác Kỳ. Lúc này chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ không còn, tòa nhà này trở thành nơi làm việc của Ủy viên Cộng hòa Pháp – trung tá Yves Jean Digo. Ngày nay, đây là Nhà khách chính phủ
Cầu Thê Húc

chuyenxua.net biên soạn
Hình ảnh: manhhai flickr

Viết một bình luận