Bộ ảnh hiếm Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 140 năm trước (1880-1890)

Sài Gòn thập niên 1880 (từ 1880 tới 1890) là giai đoạn đang được xây dựng. Lúc này cơ sở hạ tầng (cầu cống đường sá, cây xanh) của Sài Gòn – Chợ Lớn chỉ vừa được hoàn thiện sau khoảng 20 năm xây dựng gần như là từ đầu, tới thập niên 1880s chỉ mới có 1 vài công trình lớn được xây dựng, như Dinh Toàn Quyên (Dinh Norodom), Nhà thờ Sài Gòn, Continental Palace, Dinh Thượng Thơ (Nội Vụ), Tòa Pháp Đình. Còn Bưu điện Sài Gòn đang được xây dựng, Nhà hát Tây hay Dinh Xã Tây thì phải 10 năm sau đó mới được khởi công, còn đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) vẫn còn là một con kinh chưa bị lấp.

Đại lộ Charner, năm 1887 bị lấp để thành đại lộ lớn, người Việt gọi là đường Kinh Lấp

Bộ ảnh hiếm 100 tấm sau đây cho thấy hình ảnh Sài Gòn thời đó, khoảng 140 năm trước.

Một đoàn của đường Charner khi chưa lấp kinh
Khi chưa lấp kinh thì đường này có 2 bên, 1 bên tên là Charner, 1 bên tên là Rigault de Genouilly. Sau khi kinh này lấp năm 1887 thành đường lớn thì mang tên là đại lộ Charner, sau là đại lộ Nguyễn Huệ
Hình ảnh đại lộ Charner khi vừa lấp kinh, và trong suốt nửa thế kỷ sau đó người Việt vẫn gọi tên đường này là Kinh Lấp
Căn nhà ở đầu đường Catinat
Phủ Toàn Quyền (dinh Norodom), xây năm 1868 và đập bỏ năm 1962
Phía trước dinh là Đại lộ Norodom (nay là Lê Duẩn). Đây là công trình tráng lệ nhất vùng viễn đông thời điểm đó
Góc xa là Thành Ông Dèm, sau là thành Cộng Hòa, rồi thành cơ sở trường Đại học

Quang cảnh doanh trại bộ binh Hải quân. Đây là những doanh trại trong thành cũ và sau này sẽ là nơi đóng quân của Trung đoàn bộ binh thuộc địa số 11 (Thành Ông Dèm). Vào thời điểm đó, có thể nhìn thấy chúng từ phố Thabert [đường Nguyễn Du], sau này được thay thế bằng đại lộ Norodom (ngày nay là Lê Duẩn). Ở phía trước, chúng ta có thể nhìn thấy hào của thành cũ, chưa được lấp vào thời điểm đó. Sau đảo chính 11/1963, dãy nhà này bị đập bỏ khúc giữa để tách làm 2 để làm cơ sở trường đại học
Một vài hình ảnh Thành Ông Dèm, nay là cơ sở Đại học KHXHNV và Khoa Dược:

Thành ông Dèm được Pháp xây sau khi phá thành cũ (thành Phụng). Sau 1955, thành Ông Dèm đổi tên thành thành Cộng Hòa, nơi đóng quân của Lữ đoàn phòng vệ Phủ tổng thống.

Trong vườn bách thảo, nay là Thảo Cầm Viên
Bên trong vườn bách thảo

Cột cờ Thủ Ngữ và Nhà Rồng ở Khánh Hội, thương cảng Sài Gòn

Nhà Rồng là 1 trong những công trình đầu tiên được Pháp xây ở Sài Gòn, có mái kiểu phương Đông. ban đầu đây là trụ sở của hãng tàu biển

Sông Sài Gòn nhìn từ trụ sở hải quân
Tàu Tilsitt của hải quân Pháp neo đậu ở bờ sông Sài Gòn từ năm 1877 đến năm 1887

Cầu Mống, cây cầu xưa nhất còn lại tới ngày nay ở Sài Gòn, nối trung tâm Sài Gòn với cảng Nhà Rồng

Kinh tàu Hũ nhìn từ trên cầu Mống. Bên phải là đường dẫn lên cầu
Đường dọc kinh Tàu Hũ (sau là Bến Chương Dương), bên trái là dốc lên cầu Mống, có trạm tramway chạy tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn
Bên trái là cầu Mông, căn nhà nằm trên đường dọc kinh tàu Hũ (nay là Bến Chương Dương), ngay chỗ đường dẫn lên cầu Mống
Tuyến tramway chạy Sài Gòn – Chợ Lớn đi Đường dưới dọc theo kinh Tàu Hũ
Hình này nhìn ngược hướng với hình bên trên
Quang cảnh ụ tàu nổi ở Sài Gòn, gần cửa rạch Avalanche (rạch Thị Nghè). Năm 1862, Bộ Hải quân đã đặt hàng ụ nổi này từ một công ty Scotland. Được gửi đến theo các bộ phận rời, nó được lắp dựng từ năm 1864 dưới sự giám sát của kỹ sư Dunlop người Scotland và cuối cùng được khánh thành vào năm 1865. Ụ nổi Sài Gòn nặng 2.750 tấn, dài 91 m, rộng 28 m và cao 12 m, cho phép nó tiếp nhận các tàu lớn nhất khi đó đang hoạt động. Hai ụ tàu nhỏ cũng được xây dựng cùng lúc để tiếp nhận các pháo hạm. Sài Gòn từ đó trở thành một căn cứ hải quân hoàn chỉnh cho Hải quân.
Khoa điều trị của sĩ quan cấp cao tại Quân Y Viện (sau là bệnh viện Grall). Ngày nay khu nhà này vẫn còn, bên trong Bệnh viện Nhi Đồng 2

Một vài hình ảnh Quân Y Viện, nay là bệnh viện Nhi Đồng 2. Đây là bịnh viện đầu tiên được Pháp xây dựng ở Sài Gòn, với vật liệu là sắt tiền chế:

Cổng chính bịnh viện

Đường Lagrandière phía trước Quân Y Viện, sau là đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng
Đường đi thẳng và Quân Y Viện, được đặt tên là Hopital, người Việt gọi là đường Đồn Đất, nay là đường Thái Văn Lung
Một vài hình ảnh kho vũ khi hải quân, nằm ở khu vực Ba Son sau này

Không rõ vị trí của cụm tượng đài này
Thất Phủ Võ Miếu, vị tri trên đường Triệu Quang Phục ở Chợ Lớn, từ lâu đã không còn
Quỳnh Phủ Hội Quán của bang Hải Nam ở đường Trần Hưng Đạo ngày nay
Hội quán Tuệ Thành, thường được gọi là Miếu Thiên Hậu hay Chùa Bà Chợ Lớn, thờ Thiên Hậu Thánh tại đường nối Sài Gòn Chợ Lớn, nay địa chỉ số 710 đường Nguyễn Trãi
Miếu Thất Phủ Thiên Hậu Cung. Ngày nay nằm trong khuôn viên sân Tinh Võ, số 756 Nguyễn Trãi (Trung tâm TDTT Q5)
Hội quán Hà Chương có tên Hội quán Chương Châu, hay còn được gọi là chùa Ông Hược, hoặc chùa Bà Hà Chương. Hiện tại địa chỉ số 802 Nguyễn Trãi
Một ngôi chùa xưa

Tượnɡ Thủy sư đô đốᴄ Pháρ Chaɾlеs Riɡaᴜlt dе Gеnᴏᴜilly, nằm ở công trường Mê Linh ngày nay. Lúc này vị trí này cũng được gọi là Place (công trường) Riɡaᴜlt dе Gеnᴏᴜilly.
Tháp nước ở vị trí hồ Con Rùa ngày nay. Bên trái là nhà máy nước đầu tiên của toàn Đông Dương, cung cấp nước cho khu vực trung tâm Sài Gòn

Thời điểm nay đường lộ vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn sông ngòi nhiều và đường sông vẫn phổ biến:

Cầu qua con kinh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay. Bìa trái bờ đá của đường dốc lên cầu Malabars

Một vài hình ảnh người Sài Gòn – Nam Kỳ xưa:

Một vài hình ảnh cảnh vật ở Sài Gòn và vùng phụ cận:

Thủ Đức xưa
Thủ Đức

 


Một vài hình ảnh ở vùng lân cận:

Tân An:

Cap Saint Jacques:


Biên Hòa:

chuyenxua.net biên soạn
Hình ảnh: manhhai flickr

Viết một bình luận