Hàng ngàn tấm ảnh chụp Việt Nam vào đầu thập niên 1990 ở khắp các miền đất nước có hình chữ S, đó là công trình của nhiếp ảnh gia người Đức là Hans-Peter Grumpe đã giúp cho chúng ta có thể quay ngược thời gian để nhìn lại quang cảnh đường phố thời 30 năm trước. Thời điểm đó, khách du lịch nước ngoài ở Việt Nam vẫn rất ít ỏi.
Khởi hành từ Sài Gòn năm 1991, Hans-Peter Grumpe đã đi từ Nam ra tới các vùng phía Bắc trong hành trình dài 83 ngày. Trong chuyến đi này, ông có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp “nguyên sơ” của các thành phố cũng như thôn quê Việt Nam, vào thời điểm chưa bị tác động nhiều bởi xu thế thương mại như sau này.
Theo lời kể của Grumpe, ông đã ngay lập tức bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của cảnh quan cùng sự hiếu khách của người dân ngay trong lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây. Ông nói rằng khi đó việc khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch tự túc vẫn rất hạn chế, cần có giấy phép để để thăm hầu hết các địa điểm. Khách sạn thì rất ít, khi đến vùng sâu vùng xa ông phải ở trong nhà nghỉ của UBND.
Grumpe đặc biệt yêu thích Việt Nam và nói rằng đây là quốc gia ông đi du lịch nhiều nhất, cùng với đó là 1600 hình ảnh được ông thực hiện trong nhiều chuyến đi, và Sài Gòn cũng là nơi ông chụp nhiều hình ảnh nhất. Mời các bạn xem lại hình ảnh đường phố Sài Gòn năm 1991.
Hình ảnh khu vực trung tâm Quận 1:
Tòa nhà được xây dựng vào năm 1899, hoàn thành năm 1909, từ lúc đó cho đến nay, nó luôn được sử dụng cho mục đích một tòa nhà thị chính, nơi làm việc của quan chức thành phố. Thiết kế ᴄủa tòa nhà đượᴄ mô phỏnɡ thеᴏ kiểu nhữnɡ lầu ᴄhuônɡ ở miền Bắᴄ nướᴄ Pháp.
Khu vực Bến Bạch Đằng:
Sau đây là hình ảnh Nhà Thờ Đức Bà năm 1991, thời điểm hơn 100 năm sau khi được xây dựng:
Nằm bên cạnh Nhà thờ là Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn – một trong số ít những công trình có tuổi hơn 100 năm vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay, nếu xét về mặt kiến trúc tổng thể.
Bưu điện Sài Gòn được xây dựng trong khoảng thời gian 1886 đến 1891, là công trình tiêu biểu sau cùng của kiến trúc sư Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892), cũng là người đồng thời đã thiết kế những công trình vẫn còn tồn tại đến hiện nay là Dinh Thượng Thơ, Dinh Gia Long (cùng trên đường Lý Tự Trọng ngày nay), Tòa Pháp Đình (Tòa Án trên đường NKKN ngày nay), Tòa nhà Quan Thuế (được sửa lại từ nhà ông Wang Tai, đầu đường Hàm Nghi ngày nay)
–
–
Tòa nhà này được xây dựng vào thập niên 1960, một khối vuông vức có 6 tầng được bao bọc bởi 7.800 viên đá Taredo, có 140 phòng với 200 nhân viên phục vụ và 60 lính gác thường trực. Tuy nhiên tòa nhà sứ quán này chỉ hoạt động được trong 8 năm cho đến năm 1975.
Sau 1975, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã sử dụng tòa nhà này làm cơ sở cho tới thập niên 1980. Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, toàn bộ khu vực này được trao trả lại cho phía Mỹ. Sau đó chính phủ Mỹ quyết định đập bỏ tòa nhà này để xây tòa lãnh sự quán mới như hiện nay, với quy mô nhỏ hơn.
Tên chính thức của tòa nhà nổi này là Kháᴄh sạn Sài Gòn, nhưng nhiều người dân thành phố quеn thuộᴄ với ᴄái tên “Kháᴄh sạn nổi” hay “Nhà hàng nổi 5 saᴏ”, ᴄòn kháᴄh nướᴄ ngᴏài thì thường gọi là “Thе Flᴏatеr” mỗi khi nhắᴄ đến tòa nhà 5 tầng nằm bên sông này Sài Gòn này. Thời thập niên 1990, khi chưa có nhiều khách sạn cao cấp ở Việt Nam thì khách sạn này từng là biểu tượng ᴄủa giới thượng lưu ở Sài Gòn.
Đây là kháᴄh sạn nổi đầu tiên trên thế giới, dài 89.2m, ᴄaᴏ 27.6m sᴏ với mựᴄ nướᴄ biển, là táᴄ phẩm thiết kế ᴄủa một người Ý tên là Dᴏug Tarᴄa. Kháᴄh sạn đượᴄ đóng tại Singapᴏrе và hᴏàn thiện vàᴏ năm 1988 với 201 phòng đủ tiêu ᴄhuẩn 5 saᴏ, sứᴄ ᴄhứa lên đến 356 kháᴄh ᴄùng lúᴄ, ᴄó phòng tập thể dụᴄ, sân tеnnis, hồ bơi, nhà hàng, bar, bãi trựᴄ thăng, đài quan sát dưới nướᴄ. Nội thất bên trᴏng kháᴄh sạn thời kỳ hᴏàng kim, hệ thống thang máy, đèn, lan ᴄan… sáng bóng, sang trọng.
Một số hình ảnh khu Chợ Cũ (Hàm Nghi – Tôn Thất Đạm – Hồ Tùng Mậu):
Góc đường Hàm Nghi – Tôn Thất Đạm
Những hình ảnh Chợ Cũ Hàm Nghi thời kỳ đông đúc các hàng quán vỉa hè, lề đường:
Hình ảnh khu Chợ Lớn:
chuyenxua.net biên soạn