200 hình ảnh hiếm của Sài Gòn năm 1938 thể hiện muôn mặt hình ảnh của Sài Gòn

Hình ảnh chợ Bến Thành năm 1938, cùng với những ảnh hiếm chụp cảnh buôn bán bên trong chợ ngày xưa:

Ở gần trước chợ Bến Thành, bên cạnh ga Sài Gòn có một bến xe thổ mộ (xe ngựa kéo) để phục vụ hành khách đi xe lửa, có lẽ vì vậy mà ở Sài Gòn thường dùng câu “ngựa xe như nước” (từ 1 câu trong Truyện Kiều) để mô tả sự sầm uất ở khu vực trung tâm Sài Gòn – nhà ga xe lửa này.

Một số hình ảnh bến xe ngựa này:

Hình ảnh bên trong khuôn viên của dinh Norodom (sau này là dinh Độc Lập):

Đường Catinat xưa (sau này là đường Tự Do), là con đường chỉ dài chưa tới 1km (tính từ bến Bạch Đằng đến Nhà Thờ), nhưng có nhiều cửa hàng, khách sạn sang trọng, sầm uất bậc nhất Sài Gòn suốt 3 thế kỷ qua.

Một số hình ảnh đêm Sài Gòn năm 1938:

Một số hình ảnh của BAR Pointe des Blagueurs nằm ở Bến Bạch Đằng hiện nay:

Quán nằm dưới chân cột cờ Thủ Ngữ
Quán này tên Pháp là BAR Pointe des Blagueurs

Cửa hàng COURTINAT ở góc đường Catinat và Amiral Dupré – (sau này là ngã ba Tự Do – Thái Lập Thành (nay là góc Đồng Khởi – Đông Du – ngay khách sạn SHERATON):

Chợ Cũ, góc Hàm Nghi-Hồ Tùng Mậu ngày nay
Góc phố Catinat – Bonard (Tự Do – Lê Lợi), chỗ đèn neon quảng cáo ASPIRINE nay là khách sạn Caravelle
Trước khách sạn Majestic, đầu đường Catinat
Rạp Cine Majestic nằm sau lưng khách sạn Majestic
Rạp Cine Majestic nằm sau lưng khách sạn Majestic
Quầy báo
Quầy báo
Quầy báo
Quán Chambon, vị trí này sau đó vài năm trở thành quán BRODARD nổi tiếng ở góc ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiếp, vẫn còn cho đến ngày nay
Thương xá Passage EDEN, Rạp EDEN trong Passage EDEN đang chiếu phim LE JOUEUR D’ÉCHECS (Người Chơi Cờ)
Bên kia đường là Thương xá Passage EDEN. Ảnh chụp từ trước Continental Palace
Đằng trước EDEN CINEMA

Một số hình ảnh của chi nhánh Ngân Hàng Đông Dương:

Thời Pháp, đây là là trụ sở của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam, là một phần của Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1875 ở Paris để phát hành tiền mặt cho các xứ thuộc địa của Pháp ở Châu Á, cũng như điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Viễn Đông. Hai chi nhánh đầu tiên của BIC được đặt tại Sài Gòn và Hải Phòng.

Sau năm 1953, các chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam đều bị giải thể. Nhiệm vụ phát hành giấy bạc được chuyển cho Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào (Institut d’Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam) kể từ năm 1951.

Từ năm 1955, tòa nhà trở thành trụ sở của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, tức ngân hàng trung ương của VNCH, nhận bàn giao lại các nhiệm vụ cũ của Ngân Hàng Đông Dương.

Dinh tư lệnh Hải quân Pháp tại Bến Bạch Đằng hiện nay. Tòa nhà này đã bị đập bỏ để xây Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Một số hình ảnh ở Sài Gòn năm 1938:

Cercle sportif Saigonnais, nay là hồ bơi Cung Văn Hóa Lao Động
Cercle sportif Saigonnais, nay là hồ bơi Cung Văn Hóa Lao Động

Một số hình ảnh quán ăn đường phố Sài Gòn năm 1938:

Công xưởng Hải quân Pháp – L’Arsenal
Dinh Thống đốc Nam Kỳ (dinh Phó soái), khởi công xây dựng 1885, hoàn tất năm 1890 trên đường De La Grandière. Thời VNCH, nó nằm ở góc ngã 4 đường Công Lý – Gia Long. Ban đầu tòa nhà này dự định trở thành Bảo Tàng Thương Mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ, nhưng sau khi xây xong nó lần lượt được các thống đốc, phó toàn quyền Đông Dương sử dụng làm tư dinh.

Bên trong khuôn viên dinh Thống đốc Nam Kỳ (Từ năm 1952 đổi tên thành Dinh Gia Long, nay là Bảo tàng thành phố):

Dinh Norodom (sau này là dinh Độc Lập)
Hồ bơi của CLB Hải quân Pháp, sau này là hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bên trong sân ga Sài Gòn cũ (đối diện chợ Bến Thành), đây là nhà ga xe lửa đầu tiên của người Pháp xây dựng ở Đông Dương, được khởi công năm 1881 và hoàn thành năm 1885, là ga đầu tiên trên tuyến đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho.
Sân ga Sài Gòn
Bến xe điện Sài Gòn
Đây là tư dinh Giám đốc Công xưởng Hải quân Pháp. Thời VNCH là tư dinh Tướng Lê Văn Tỵ, nằm tại góc Cường Để – Nguyễn Du (nay là góc Tôn Đức Thắng – Nguyễn Du). Tòa nhà đã đập bỏ để xây cao ốc SAIGON TRADE CENTER 33 tầng.

Hình ảnh Nhà Thờ năm 1938:

Một số hình ảnh của tòa Pháp Đình (tòa án):

Tòa nhà được xây dựng từ năm 1881, ban đầu có tên gọi Tòa đại hình Sài Gòn (tiếng Pháp: Tribunal de Saigon) nằm trên đường Mac Mahon. Năm 1898, nơi này đổi thành Tòa hình sự Sài Gòn (Cour criminelle de Saigon) kiêm Tòa Thượng thẩm Đông Dương (Cour d’appel de l’Indochine). Năm 1919 thì đây là Tòa Thượng thẩm Nam Kỳ (Cour d’appel de Cochinchine). Sau 1955, tòa nhà này giữ chức năng cũ dưới chính thể mới và hoạt động là Tòa Thượng thẩm Sài Gòn, thường gọi là Pháp đình Sài Gòn. Cũng vì vị trí của cơ sở tư pháp này mà con đường thời Pháp thuộc đổi tên thành đường Công Lý.

Thời Pháp, đây là trụ sở của Compagnie Franco-Asiatique des Pétroles. Công ty lĩnh vực xăng dầu này đã hoạt động ở Sài Gòn từ năm 1911, nhưng ban đầu là ở số 4 rue d’Adran (sau 1955 là Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu), năm 1923 chuyển đến số 100 đại lộ de la Somme (sau này là Hàm Nghi)

Nguồn: chuyenxua.net

Viết một bình luận