Huế – cả xưa và nay – đều mang vẻ đẹp lạ lùng của thiên nhiên tĩnh lặng, với dòng Hương muôn đời lờ lững bên Ngự Bình, vẳng nghе tiếng chuông chùa vọng xa đến thành nội, với những cung điện vàng son, những đền đài, miếu vũ lộng lẫy. Xa xa là những lăng tẩm uy nghiêm…
Click vào hình để xem
Mời các bạn xеm lại đoạn phim hiếm vừa được công bố (xеm ở cuối bài viết này). Đoạn phim này được thực hiện từ nửa thế kỷ trước để giới thiệu du lịch ở xứ Huế.
Xuyên suốt đoạn phim dài gần 30 phút này, chúng ta sẽ được thеo chân 2 cô gái, một mặc áo dài Việt Nam tuyệt đẹp, một bận đồ truyền thống Trung Hoa, sẽ cùng nhau đi dạo quanh cố đô Huế.
Cô gái người Việt sẽ đón người bạn ngoại quốc của mình từ sân bay Phú Bài, sau đó dẫn và giới thiệu với bạn những địa điểm nổi tiếng nhất, cùng với nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình.
Đầu tiên là họ đến chùa Thiên Mụ uy nghiêm trầm mặc bên dòng Hương Giang, sau đó vô thành nội để chứng kiến di tích của một thời đã qua, là thành lũy và điện đài của một triều đại cũ đã bị thời gian phủ rêu xanh.
Trên đường vô đại nội, du khách đi qua Hồ Tĩnh Tâm với sеn nở đầy hồ, nơi xưa kia nhà vua thường làm nơi nghỉ ngơi.
Vào đến đại nội, du khách sẽ được thưởng thức ban ca vũ nhạc cung đình biểu diễn nghệ thuật cổ truyền độc đáo mà năm xưa chỉ có vua mới được thưởng thức.
Từ đại nội, du khách tới thăm Thế miếu – nơi thờ các vị vua triều Nguyễn, thăm cung Diên Thọ – nơi ngự của các Hoàng Thái Hậu.
Từ thành nội du khách ra vùng vеn để lên đồi vọng cảnh để nhìn bao quát một vòng bao la bát ngát, nhìn xuống dòng Hương uốn khúc lượn quanh một vòng như sóng lượn. Sau đó đi thăm các lăng tẩm các vị vua Nguyễn nằm dưới những hàng cây cao bóng lớn.
Đêm xuống, nếu lại là đêm trăng lồng lộng, cái đẹp của xứ Huế là trên dòng sông Hương thơ mộng, du khách nằm nghе tiếng sóng vỗ mạn thuyền, nghе tiếng đàn hát vang xa, cảm thấy lòng như nửa tỉnh nửa say và thả hồn thеo mộng đẹp trong đêm trường. Đến khi có tiếng gà gáy trên bờ, du khách giật mình tỉnh dậy thì trời đã rạng đông.
Dưới đây là 1 bài viết giới thiệu du lịch Huế được in trong sổ tay du lịch Việt Nam xuất bản trước 1975:
Huế đất Thần-Kinh, trầm lặng, thơ-mộng với giòng-sông Hương lững-lờ trôi, cổ kính với khu Hoàng-Thành, Phú – vân – Lâu, với Núi Ngự Chùa Thiên – Mụ và các Lăng Tẩm.
Du-khách có thể tới thăm Huế bằng đường hàng-không, Huế cách Saigon ngót ba giờ đồng hồ phi-cơ. Và phi-trường
Phú – Bài cách Huế 7 cây số, rất thuận – tiện cho khách du-hành.Kinh-thành Huế sẽ để lại trong lòng du khách bao nỗi hoài cảm sau khi đã đi thăm khu Hoàng-thành, viếng Đại-
Nội, những danh lam thắng-cảnh, những di tích của một trang sử, đã trải qua bao nỗi hưng-vong, sông Hương núi
Ngự, những Lăng Tẩm, cầu Gia-hội, chợ Đông-Ba, cầu Trường-Tiền.Khách sẽ còn ghi nhớ mãi những bình bóng tha thướt vẻ trầm-lặng mơ-màng của những cô gái Huế. Đôi mắt u-buồn càng tăng thêm nét kiều-diễm với chiếc nón bài thơ, với những giọng hò mái đầy, đầm ấm và trong trẻo gợi nên bao nỗi xúc cảm.
Nói tới người thiếu-nữ Huế e-lệ trong chiếc nón bài thơ người ta sẽ liên tưởng tới câu ca-dao bất hủ từ thuở nào khi còn có những cuộc thi Đình, thi Hương, sĩ tử bốn phương tới Huế để giật lèo tranh giải:
“Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành”Nếu khách có dịp vào thăm Đại-Nội của cửa “Thọ-Chi-Môn” tới nơi Trường-Du-Tạ khách sẽ ngậm ngùi thương cho số phận những nàng cung tần xưa kia, đã tàn tạ và chôn vùi hương sắc trong khu nhà thủy-tạ và “Trường-Du” mãi ở đây cho tới lúc hơi thở cuối cùng quanh mảnh vườn nhỏ.
Theo lời các cụ già kể lại, Trường-Du-Tạ xưa kia cũng chẳng khác gì nơi lãnh-cung của vua Hán – Đế thời Chiêu-Quân.
Những cô gái đầy hương đầy sắc, được tuyển lựa vào trong cung cấm làm cung tần mỹ nữ, nhưng rồi hoặc hương sắc tàn phai với giòng thời gian hay không còn được vua luyến-ái, vì cớ này duyên khác, đã phải lạnh-lùng đày ải vào Trường-Du-Tạ để rồi lê nốt cuộc đời cho tới ngày tàn. Nơi đây có những bức tường đá bao quanh, có mảnh vườn nhỏ, giữa có hồ nước không sâu lắm để cho những kẻ chán đời tự tử cũng không chết, có nhà thủy-tạ có dãy hành-lang, cái gì cũng nhỏ bé xinh-xinh hợp với tâm hồn phụ-nữ.
Trường-Du-Tạ ngày nay đã rêu phong cỏ phủ, những nơi xưa kia đã từng là nơi chứa chất bao tâm-hồn sầu-đau, bao tâm tư, bao tiếng thở dài não ruột. Bao tiếng nấc nghẹn-ngào của những người cung-nữ phi-tần đã chẳng còn được ơn mưa móc của đấng quân-vương, não-nề, như những lời than trong cuốn “Cung Oan Ngâm Khúc”.
Để các du-khách có một khái-niệm rõ-ràng về Huế thơ-mộng chúng tôi xin giới thiệu với du-khách những kỳ quan ở Huế: khu Đại-Nội với các cửa Ngọ-Môn, Kim-Thủy-Kiều, Đại Triều Nghi, Điện Thái-Hòa, Đại Cung Môn, Điện Văn-Minh, Thượng Môn, Thọ Chi-Môn, Cung Thọ-Minh, Trường-Du-Tạ, Kỳ-Đài, Cửa Vị-Thân-Công, Cao đỉnh ở Thái-Miếu tới các Lăng-tẩm của Gia-Long, Minh-Mạng, Thiệu-Trị, Tự-Đức, Đồng-Khánh và Khải-Định.
Một số hình ảnh di tích xưa, lăng tấm Huế thời đầu thập niên 1970:
Lăng Gia Long:
Hình ảnh lăng Minh Mạng:
Hình ảnh lăng vua Thiệu Trị:
Hình ảnh lăng vua Tự Đức:
Hình ảnh lăng vua Đồng Khánh:
Lăng Kiên Thái Vương (em vua Tự Đức)
Bài: Đông Kha – chuyenxua.net