Cũng như toàn bộ dải đất miền Trung, kéo dài từ Quảng Bình cho đến Bình Thuận hiện nay thì địa phận Quảng Ngãi từng thuộc lãnh thổ của vương quốc Champa xưa.
Lần đầu tiên vùng đất Quảng Ngãi ngày nay thuộc về người Việt là từ đầu thế kỷ 15, hoàng đế nước Đại Ngu là Hồ Quý Ly đã phái quân chinh phạt Champa, các lãnh thổ của Chiêm Động (nay là phía nam của tỉnh Quảng Nam) và Cổ Lũy Động (tương ứng với tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) lần lượt sáp nhập vào nước Việt, lúc này mang quốc hiệu Đại Ngu (Ngu ở đây nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”).
Sau đó là Bạt Đạt Gia, Hắc Bạch (nam Quảng Ngãi, bắc Bình Định) và Sa Lý Nha (tức Sa Huỳnh) cũng thuộc về nhà Hồ từ năm 1400 đến 1403. Từ lúc này, toàn bộ đất đai tại Indrapura và Amaravati của Champa (tương ứng với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay) thành lãnh thổ Đại Ngu.
Vua Hồ Quý Ly cho thiết lập các Châu Thăng, Hoa (Chiêm Động), Tư, Nghĩa (Cổ Lũy Động) thuộc lộ Thăng Hoa; phong Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa; Chế Ma Nô Đà Nan (người Chăm) làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu Tư, châu Nghĩa. Đồng thời nhà Hồ cũng tổ chức di dân người Việt từ phía Bắc vào lộ Thăng Hoa sinh sống. Người Việt có mặt ở vùng đấy này từ đó.
Chỉ khi nhà Hồ bị nhà Minh dẹp, từ 1407 đến 1427, vương quốc Champa mới phục hồi lại sức mạnh quân sự và lấy lại được những vùng đất đã mất dưới tay nhà Hồ.
Năm 1428, Lê Lợi giành được độc lập từ nhà Minh, lập ra triều đại Hậu Lê, phục hồi quốc hiệu Đại Việt.
Năm 1470, vua Champa là Bàn La Trà Toàn đánh úp Châu Hóa (nay là Thừa Thiên- Huế). Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu thân chinh đánh Chămpa để thu phục các vùng đất cũ.
Năm 1471, Đại Việt lấy lại các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Champa. Tháng 6 âm lịch trong cùng năm, vua Lê cho thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (bao gồm các tỉnh ngày nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Thừa tuyên Quảng Nam bao gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Phủ Tư Nghĩa nay chính là tỉnh Quảng Ngãi.
Thời gian sau đó, sử Việt có nhiều biến động, nhà Mạc soán ngôi nhà Lê, Nhà quân sự Nguyễn Kim chống nhà Mạc, phò vua Lê, tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam.
Năm 1558, nghe theo Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, con của Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa (vùng Bình Trị Thiên sai này), sau đó là cai quản cả vùng Quảng Nam, rồi cùng con cháu các đời xây dựng nơi này thành một vương quốc Nguyễn ở xứ Đàng Trong, về sau kéo dài xuống tận mũi Cà Mau.
Năm 1602, Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa.
Năm 1771, Tây Sơn khởi nghĩa, đến năm 1776 chiếm được phủ Quảng Nghĩa và đổi tên thành Hòa Nghĩa,
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, đến năm 1803 đổi Hòa Nghĩa lại thành Quảng Nghĩa như cũ.
Năm 1807, Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 1832, Tỉnh Quảng Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên).
Vì sao từ Quảng Nghĩa nay lại thành Quảng Ngãi? Chưa có lời giải thích nào chính thức được công nhận, tuy nhiên chữ Ngãi có thể là được nói trại từ chữ Nghĩa vì giọng nói đặc thù của địa phương này. Có nơi giải thích rằng chữ “Nghĩa” được người địa phương nói thành “Ngữa”, rồi “Ngỡ”, sau biến thành “Ngỡi”, quá trình chuyển ngữ đó kéo dài qua hàng trăm năm. Nói là Ngỡi, nhưng không biết ghi thành văn bản như thế nào, vì trong chữ Hán không có chữ này, nên cuối cùng những người chép sử ký âm thành Ngãi.
Tương tự là trong tiếng Việt có từ “nhân ngãi”, trong đó “ngãi” cũng có nghĩa là tình nghĩa, do đọc trại giữa ngãi và nghĩa mà ra.
Tên gọi Quảng Ngĩa lúc ban đầu là hàm chứa một ý nghĩa tốt đẹp. Chữ “Quảng” nghĩa là “rộng lớn”, còn Nghĩa “nghĩa khí”. “Quảng Nghĩa” có thể được hiểu là một miền đất tràn đầy nghĩa khí.
Năm 1834, Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Năm 1884, với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp.
Một số hình ảnh Quảng Ngãi thời Pháp thuộc:
Hình ảnh thập niên 1920:
–
–
–
–
–
–
–
–
Một số hình ảnh khác từ thập niên 1930 về sau:
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương thì từ 1/11/1954 đến 30/4/1975, tỉnh Quảng Ngãi thuộc quản lý của VNCH.
Hình ảnh thị xã Quảng Ngãi xưa:
Một số hình ảnh của Đức Phổ – Quảng Ngãi thời thập niên 1960:
–
–
–
–
–
–
–
Một số hình ảnh Trà Bồng thập niên 1960:
Hình ảnh Sơn Tịnh thập niên 1960:
–
–
Một số hình ảnh làng quê ở Quảng Ngãi xưa:
–
–
–
Ngày 24 tháng 3 năm 1975, tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ thuộc về MTGPMNVN.
Ngày 20/9/1975, sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình, đồng thời thị xã Quảng Ngãi hợp nhất với huyện Tư Nghĩa thành thị xã Quảng Nghĩa.
Ngày 30/6/1989, tỉnh Nghĩa Bình lại được tách ra như cũ thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi.
Những hình ảnh khác của Quảng Ngãi xưa, thời thập niên 1960-1970:
–
–
Đông Kha – chuyenxua.net
Một bài viết hay và nghiên cứu thật chu đáo! Cảm ơn tác giả.
Cảm ơn tác giả !
Tư liệu, hình ảnh quí để lớp trẻ xem về nguồn cội, cuộc sống, cảnh vật của ông cha ta ngày trước ./.
Cám ơn tác giả . Xin phép lưu bài viết.
Bài viết và hình ảnh rất quí. Cám ơn tác giả!
Nhưng xem lại chi tiết núi Dàng là ở Mộ Đức hay Đức Phổ. Đồng thời sáp nhật thị xã QN với Tư Nghĩa là không chính xác
Ở Phổ Minh – Đức Phổ có Núi Giàng giữa Thị trấn và Phi trường cũ. Còn ở ranh Đức Phú – Mộ Đức và Hành Thiện – Nghĩa Hành có Núi Vàng. Hình ảnh trên là Núi Vàng nằm bên bờ Sông Vệ hướng chụp từ Hành Thịnh chứ không phải Núi Dàng và cũng không phải ở Đức Phổ.
Bài viết rất hữu ích, giúp người đọc hiểu biết thêm về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Ngãi.