Lịch sử 160 năm Cảng Sài Gòn qua 100 hình ảnh tư liệu

Hoạt động giao thương đường thủy là một lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển kinh tế và phục vụ chính sách xâm lược bằng pháo hạm. Chính vì vậy người Pháp đã thiết lập cảng Sài Gòn từ rất sớm bằng Sắc lệnh ngày 10/02/1860 của Đô đốc Page, ngay vào thời điểm mà liên quân Pháp – Tây Ban Nha vẫn chưa hoàn toàn chiếm được Gia Định. Ban đầu các bến cảng nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, vị trí Bến Bạch Đằng ngày nay.

Sau khi chính thức chiếm được toàn Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế, ở vị trí của Bến Nhà Rồng hiện nay. Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận tải biển Messageries impériales.

Để tiện việc quản lý thương cảng, ngày 4 tháng 3 năm 1863, tòa nhà trụ sở chính của hãng Messageries impériales cũng được xây dựng để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Việc xây dựng do một viên quan năm tên Domergue phụ trách. Tòa nhà đó chính là Bến Nhà Rồng – biểu tượng lớn nhất của Cảng Sài Gòn trong suốt quá tình lịch sử.

Kiến trúc ban đầu của cảng Nhà Rồng

Bất kỳ hình ảnh nào chụp cảng Sài Gòn đều có sự hiện diện của Nhà Rồng.

Năm 1871, do ảnh hưởng của nền Cộng hòa nên hãng tàu biển Messageries impériales đã đổi tên lại thành Messageries maritimes. Vào thời kỳ đỉnh cao huy hoàng thời Pháp thuộc, Messageries Maritimes có tàu đi khắp thế giới.

Hãng sở hữu những con tàu chở hàng to lớn, thân tàu dài khiến chúng có thể được nhận ra ngay từ xa khi chuẩn bị vào cảng.

Sau năm 1955, Messageries maritimes rút khỏi Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp quản lại và đã cho tu bổ lại mái của tòa nhà. Năm 1965, tòa nhà được quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ.

Nhà Rồng năm 1967, lúc nằm dưới sự quản lý của quân đội Mỹ, làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Sau năm 1975, tòa nhà – biểu tượng của cảng Sài Gòn – thuộc quyền quản lý của Cục đường biển Việt Nam.

Một công trình tiêu biểu khác của hãng Messageries maritimes là Cầu Mống bắc qua kinh Tàu Hũ, là cầu cổ xưa nhất của Sài Gòn vẫn còn cho tới nay.

Nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Cảng Sài Gòn vào trung tâm thành phố, Mеssagеriеs Maritimеs đã bỏ νốn xây dựng Cầu Mống νàᴏ năm 1893-1894. Cầu dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, xây bằng thép kiên ᴄố. Cầu ᴄó kiểu dáng đặᴄ biệt, mang phᴏng ᴄáᴄh ᴄổ điển Châu Âu, trông như là νòng mống ᴄhᴏ nên dân gian gọi là ᴄầu Mống.

Cầu Mống nối từ đường Quai de Belgique (sau là Bến Chương Dương) vào thẳng cầu tàu của hãng.

Trở lại với Cảng Sài Gòn, nời nằm trên con sông có cùng tên, cách bờ biển 45 dặm. Sau khi Pháp kiểm soát lục tỉnh thì đây là nơi duy nhất ở Nam Kỳ cho phép các tàu hiệu có thể tiến vào.

Cảng Sài Gòn bao gồm một cảng biển và một cảng sông. Cảng biển trải dài ở phần hạ lưu của chiến cảng. Đây là một cảng trú ẩn quan trọng vì rất ít khi bị ảnh hưởng của bão. Phần sông Sài Gòn được trang bị làm chỗ neo đậu tàu và trung chuyển hàng hóa. Các công trình ở cảng biển bao gồm: các điểm neo đậu tàu, các bến bãi, xưởng sửa đóng tàu, kho hàng, các kho nhiên liệu…

Đây không chỉ là thương cảng, mà còn là hải cảng loại 1, nhờ vào vị trí chiến lược cũng như hạ tầng cơ sở tại đây. Ngoài các hạ tầng cơ sở do các hãng vận tải đường thủy xây dựng, ở cảng Sài Gòn còn có một xưởng đóng tàu hải quân được xem là quan trọng nhất ở thuộc địa, có thể cho phép xây dựng và sửa chữa các loại tàu có tải trọng lớn. Xưởng đóng tàu Sài Gòn là nơi làm việc của 1.500 công nhân người Hoa và người Việt, dưới sự giám sát của một trưởng xưởng người Âu.

Cảng sông băng qua Sài Gòn và Chợ Lớn trên một chiều dài 12 cây số đường chim bay. Ban đầu cảng này chỉ bao gồm kênh Bến Nghé.

Đây là một tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất, nhưng con kênh khá hẹp, không sâu, đã sớm không thể đáp ứng được nhu cầu giao thông đường thủy. Vì vậy, vào năm 1906 người ta đã cho đào kênh Tẻ và từ năm 1912, đào kênh Đôi. Những tuyến đường huyết mạch này đóng góp rất lớn vào hoạt động lưu thông đường thủy trong khu vực và hai bên bờ là các nhà máy lúa gạo cùng một lượng thuyền bè rất lớn phục vụ cho hoạt động của ngành công nghiệp địa phương

Theo các số liệu thống được công bố trong Revue Maritime et Coloniale năm 1861, năm 1860 là năm rất rực rỡ về kinh tế; tổng thương mại có thể được ước tính là 7.700.000 francs tương ứng với việc xuất khẩu 53.939 thùng gạo và nhập khẩu hơn một triệu francs hàng hóa khác nhau.

Cảng Sài Gòn cũng được người Pháp cho mở rộng vào những năm 1920s đến khu vực Nhà Bè, và phần hạ lưu của cảng dành cho khu vực nhiên liệu lỏng, vật liệu dễ cháy, nguy hiểm. Từ đó, ba công ty dầu lớn đã được thành lập là Socony, Shell và Texaco…

Sau đây là 1 số hình ảnh chụp quanh Cảng Sài Gòn và dọc bờ sông Sài Gòn:

          

                                     

Những hình ảnh nhộn nhịp trên sông Bến Nghé trong thời gian 100 năm, kể từ thế kỷ 19:

Rạch Bến Nghé đổ ra sông Sài Gòn, nơi có cầu quay Khánh Hội
Cột cờ Thủ ngữ ở Bến Bạch Đằng ngày nay. Ảnh chụp năm 1866
Cờ Thủ ngữ ở Bến Bạch Đằng ngày nay. So với ảnh bên trên ảnh này có thêm tòa nhà của ông Wang Tai (Vương Đại) đang được xây dựng, nằm ở góc Hàm Nghi – Bến Bạch Đằng ngày nay.
Thuyền trên sông Bến Nghé năm 1866
Rạch Bến Nghé khoảng thập niên 1870. Dãy nhà nhà trong hình nay nằm trên con đường ngày nay là đại lộ Võ Văn Kiệt (Bến Chương Dương cũ)
Toàn cảnh rạch Bến Nghé và sông Bến Nghé thập niên 1870
Tàu trên sông Sài Gòn năm 1888. Thời điểm này đoạn đường này được người Pháp đặt tên là Quai du Commerce, đến 1896 đổi là Quai Francis Garnier, và 1920 đổi thàmh Quai le Myre de Vilers. Từ năm 1955, đường này mang tên Bến Bạch Đằng. Ngày nay đường này là 1 phần của đường Tôn Đức Thắng

Bến Cảng nhìn từ Quận 4
Toàn cảnh Bến Bạch Đằng, Bến trái là sông Bến Nghé. Bên trái hình là đoạn cầu Khánh Hội, qua bên kia cầu là đường Trình Minh Thế (nay là đường Nguyễn Tất Thành) để đi Quận 4.

Hình ảnh tàu thuyền trên Bến Bạch Đằng thập niên 1960:

Bến đò gần cột Thủ ngữ năm 1890, nay là Bến Bạch Đằng

Một đoạn đường Bến Bạch Đằng nhìn từ trên cao, góc nhìn toàn cảnh của 2 đại lộ Hàm Nghi – Nguyễn Huệ và đường Tự Do. Ngoài cùng bên phải là công trường Mê Linh
Phía bên tay trái là đoạn giao giữa Bến Bạch Đằng và Bến Hàm Tử (nay trở thành đường Võ Văn Kiệt). Đó cũng là nơi tiếp giáp của sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé.
Từ sông Bến Nghé nhìn vào đầu đường Bến Bạch Đằng, đầu đại lộ Hàm Nghi
Từ sông Bến Nghé nhìn vào đầu đại lộ Nguyễn Huệ
Hàng ghế để ngồi uống cafe nước ngọt hóng mát ở dọc Bến Bạch Đằng

Bến Bạch Đằng và tàu thuyền trên sông Bến Nghé

Một vài hình ảnh công trường Mê Linh nằm trên Bến Bạch Đằng, nhìn ra sông Bến Nghé:

Ở ngay bến Bạch Đằng, nhìn ra sông Bến Nghé là một trong những khách sạn lâu đời nhất Sài Gòn: Majestic. Từ trên Majestic có thể nhìn toàn cảnh sông Bến Nghé và Bến Bạch Đằng. Sau đây là những hình ảnh chụp từ trên Majectic xuống bến sông:

Một số hình ảnh khác của sông Bến Nghé (sông Sài Gòn):

Bến phà Thủ Thiêm và Xưởng đóng tàu CARIC

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận