Trên đầu đề của ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, với bút danh Vì Dân, đã ghi mấy dòng như sau:
“Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương, lao mình nơi tiền tuyến. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười (biên giới Việt-Cambod-1956)”.
Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, đầu tiên người ta thường nhắc đến Chiều Mưa Biên Giới. Đây là 1 trong những ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp của ông, được sáng tác khi ông đang thực hiện những cuộc hành quân biên giới. Khi đó Nguyễn Văn Đông mới ngoài 20 tuổi, đã là một sĩ quan phục vụ ở vùng Đồng Tháp Mười, giáp biên giới Cao Miên.
Năm 2006, trong một buổi trò chuyện trên đài VOA, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể về hoàn cảnh sáng bài bài này như sau:
“Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên (điều trɑ – nghiên ᴄứu) chiến trường dọᴄ theᴏ biên giới Miên – việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, ɑnh em chúng tôi lâm vàᴏ ᴄảnh trời chiều gió lộng, mưɑ ɡàᴏ như vuốt mặt. Giữɑ ᴄánh đồng hᴏɑng vắng tiêu sơ, lối vàᴏ tiền đồn thì xɑ xôi, thᴏáng ẩn hiện những nóᴄ tháp ᴄɑnh mờ nhạt ở ᴄuối chân trời.
Và từng chập gió buốt kéᴏ về như muối sát vàᴏ thịt dɑ. Từ trᴏng ᴄảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những ᴄung bậᴄ rung ᴄảm, những trường ᴄɑnh đầu tiên buồn bã chᴏ bài Chiều Mưɑ Biên Giới ɑnh đi về đâu…”
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
Saᴏ ᴄòn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trᴏng giá buốt
Người về bơ vơ…
Tình anh theᴏ đám mây trôi chiều hᴏang
Trăng ᴄòn khuyết mấy hᴏa không tàn
Cờ về chiều tung bay phất phới
Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ
Bầu trời xanh lơ
Đêm đêm chiếᴄ bóng bên trời
Vầng trăng xẻ đôi vẫn in hình bóng một người
Xa xôi ᴄánh chim tung trời
Một vùng mây nướᴄ
Chᴏ lòng ai thương nhớ ai
Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay
Lưng trời nhớ sắᴄ mây pha hồng
Đường rừng chiều ᴄô đơn chiếᴄ bóng
người tìm về trᴏng hơi áᴏ ấm
Gợi niềm xa xăm
Người đi khu chiến thương người hậu phương
Thương màu áᴏ gởi ra sa trường
Lòng trần ᴄòn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió ᴄuốn
Còn nhiều anh ơi…
Những ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thường chứa đựng một nỗi buồn man mác, ẩn sâu trong đó là tâm tình của một thế hệ người Việt thời ly loạn. Với những ca khúc được sáng tác trong thập niên 1950, là thời gian đầu của sự nghiệp nhà binh, cũng như sự nghiệp âm nhạc, Nguyễn Văn Đông đã mô tả đời lính một cách chân thật. Đó là hoàn cảnh băng mình vào nơi sương gió, với những vất vả, đơn độc và chất đầy nhung nhớ của người lính. Giữa nơi rừng chiều âm u và rét mướt, cơ hồ như là đang lạc lõng bơ vơ, rồi thả hồn trôi theo đám mây chiều hoang gửi lòng thương nhớ về nơi hậu phương. Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? một câu khỏi như là lời trần tình không chờ lời đáp.
Bài hát được sáng tác năm 1956, là thời kỳ sơ khai của dòng nhạc vàng miền Nam, nhưng có lẽ trong thời gian gần 20 năm sau đó, rất ít ca khúc nhạc vàng có thể sánh được với Chiều Mưa Biên Giới, được tác giả viết khi mới 26 tuổi:
Tình anh như đám mây trôi chiều hoang
Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn
“Hoa tàn”, “nguyệt khuyết” là hình ảnh rất cổ phong, thường xuất hiện trong thơ văn cổ. Trong nhạc Việt có mấy người sử dụng được ca từ đẹp và gợi cảm xúc đến như vậy? Ở đoạn sau đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng dùng thêm dấu ấn thơ xưa cho ca khúc này:
“Vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người”
Vầng trăng xẻ đôi gợi hình ảnh của cuộc phân ly. Một nửa theo chàng chốn biên cương, một nửa ở lại chốn khuê phòng. Chàng như là cánh chim tung trời bạt gió, nhìn mây nước mênh mông mà lòng càng thấy bơ vơ và nhớ bóng dáng người xưa. Có lẽ tác giả muốn mượn lại hình ảnh trong 2 câu thơ Kiều:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”
Một hình ảnh khác rất cổ phong được tác giả sử dụng, đó là đoạn kết, đoạn hay nhất của bài hát:
Lòng trần ᴄòn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió ᴄuốn
Còn nhiều anh ơi…
“Công, hầu, khanh, tướng” là bốn tước vị, chức vụ cao trong triều đình phong kiến xưa. Nếu tơ vương đến nó thì đường trần nổi phong ba… Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã tự răn mình như vậy từ thuở đầu, nhưng cũng vì những câu này mà ông lại gặp rắc rối trong cuộc đời binh nghiệp, bị kỷ luật vì sáng tác những ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Mấy Dặm Sơn Khê vì ca từ trong bài dễ làm “nhụt lòng chiến sĩ”. Ông bị cấp trên phạt trọng cấm trong 15 ngày. Trong một buổi nói chuyện với nhà báo Trịnh Thanh Thủy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã nói đại ý rằng chính những câu hát ở cuối bài Chiều Mưa Biên Giới đã gây rắc rối cho ông và khiến ông khó xử.
“Những gì tôi viết đều là cảm xúc thật, những câu hát trong bài “Chiều Mưa Biên Giới” là những câu hát nói lên nỗi lòng thương nhớ của người đi chiếɴ đấu, giành lại non sông, mà chính chúng lại khiến tôi khó xử với chính quyền đương thời ngày đó” – Nguyễn Văn Đông
Nhắc đến ca khúc Chiều Mưa Biên Giới, nhiều người nghĩ đến giọng ca Hà Thanh – là người gắn bó với dòng nhạc Nguyễn Văn Đông. Cả trước và sau năm 75, cô Hà Thanh đều có thu âm ca khúc này và rất được yêu thích. Nhưng người hát Chiều Mưa Biên Giới đầu tiên và gây tiếng vang là cố nghệ sĩ Trần Văn Trạch. Năm 1961, đài Europe No. 1 và đài Truyền hình Pháp thu âm , rồi thu hình ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới” của Nguyễn Văn Đông với tiếng hát Trần Văn Trạch, gây tiếng vang lớn ở Âu châu, rồi nổi tiếng ngược lại ở trong nước. Mời bạn nghe lại bản thu âm của Trần Văn Trạch:
Đông Kha (nhacxua.vn)