Đầu năm 1947, tất cả các công trình bên trong Tử Cấm Thành (thuộc Đại Nội của kinh thành Huế) đã bị thiệu rụi vì Tiêu thổ kháng chiến.
Sau đây là thông tin về các công trình của kinh thành Huế chỉ còn nhìn thấy qua hình ảnh xưa.
Tử Cấm Thành là khu vực được bảo đảm an ninh nghiêm ngặt nhất của toàn bộ đất nước trong thời đỉnh cao của chế độ quân chủ triều đình nhà Nguyễn. Kinh thành Huế có 3 νòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành νà Tử Cấm Thành (trong đó Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Đại Nội).
Vì Tử Cấm Thành là trung tâm của quyền lực nhà vua, dù năm 1945 vị vua cuối cùng đã thoái vị, nhưng nơi này vẫn bị xem là “tàn dư của chế độ phong kiến”, và bị đốt rụi đầu năm 1947.
Bên trong Tử Cấm Thành có lần lượt là điện Cần Chánh, nơi vua thiết triều, rồi sau đó mới tới Điện Càn Thành – nơi ở của vua (tư cung). Sau điện Càn Thành là tới Điện Khôn Thái – nơi ở của Hoàng Hậu (hoặc Hoàng quý phi). Ngôi điện nằm sau cùng, cũng là điện được xây sau cùng, là điện Kiến Trung, được vua Khải Định cho xây năm 1921 để năm nơi sinh hoạt, giải trí của vua.
Điện Cần Chánh
Vào năm 1913, một quan chức người Pháp là Robert R. de la Susse có dịp vào thăm điện Cần Chánh đã mô tả những bảo vật được trang hoàng trong điện như sau:
“Phía trước ngai vàng là một dãy bàn nhỏ hình chữ nhật, chân rất cao. Cái bàn ở giữa làm bằng gỗ mun và chạm trổ thật hoàn mỹ. Cái thứ hai được sơn son thếp vàng, mặt bàn bằng đá cẩm thạch, mua về từ Paris. Lại có một cái bàn khác nữa giống đúc như thế nhưng do người Việt Nam đóng và trang trí bằng cẩn xà cừ.
Ở 2 bên chính doanh, có 6 cái tủ gỗ chạm, chứa đựng những bảo vật quí nhất trong nước, có giá trị vô lượng. Đó là những bảo tỷ bằng vàng khối, trong đó có một cái nặng đến 18kg: những lá cờ lệnh bằng lụa của các tùy tướng thời Gia Long; những đồ bằng ngọc có giá trị đặc biệt; những sắc phong bằng lụa màu vàng do các Hoàng đế Trung Hoa ban cấp hồi xưa; các bộ Ngọc điệp của Hoàng tộc. v.v…
Ở cuối điện treo 4 bức trướng làm sáng hẳn những vách gỗ màu đen. Hai bức ngoài cũng mang hai chữ “Phúc” và “Thọ” rất lớn, do vua Thiệu Trị ngự bút vào năm 1843… Ở gần đó dựng hai tấm gương soi lồng trong khung gỗ chạm rất xưa và những cái chuông lớn bằng đồng dùng để đánh mà báo giờ.
Trong điện cũng trang hoàng rất nhiều đồ sứ. Trên cái bàn gỗ mun là hai món đồ sứ đẹp nhất trong Hoàng cung Huế. Đó là hai cái độc bình cao 45cm thời Khang Hy, nền xanh và trắng, được trang trí một để tài rất sinh động bằng nhiều màu sắc khác nhau, với những nét vẽ rất thanh nhã.
Ở gian bên phải có hai cái ché lớn, cao 80cm và dẹp, làm từ thời nhà Minh. Ở trước gian giữa còn có hai cái ché lớn màu lục nhạt, cao 90cm, trang trí chữ Hán và một số hình ảnh khác, cũng thuộc loại có giá trị đặc biệt.
Có thể xem dây như một Bảo tàng độc đáo vì nét dị biệt, sự chọn lọc và tính phong phú của các bảo vật”.
Sau đây là mô tả chi tiết Điện Cần Chánh qua tài kiệu xưa:
Đây là công trình kiển trúc bằng gỗ, giữ một vai trò quan trọng trong sinh hoạt của triều dinh và Hoàng gia.
Chức năng chính của điện Cần Chánh là nơi các vua triều Nguyễn làm việc hàng ngày. Ngoài ra, dây cũng là nơi:
– Tổ chức lễ Thường triều mỗi tháng 4 lần vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch.
– Vua tiếp kiến các sứ bộ ngoại quốc hoặc các đại thần đến bái kiến.
– Diễn ra các buổi yến tiệc và ca múa trong những dịp khánh hỷ mang tính guốc gia và Hoàng gia,…
Tuy Tử Cấm thành là khu vực dành riêng cho các sinh hoạt mang tính “thâm cung” hoặc “nội đinh” của Hoàng gia, nhưng trên thực tế, điện Cần Chánh chưa phải là nơi cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Nó vẫn là nơi sinh hoạt chung giữa vua và các triều thần ở một mức độ có giới hạn. Bức bình phong dài giăng ngang sau lưng diện Cần Chánh mới thực sự là chỉ giới ngăn cách sinh hoạt giữa triều dinh và gia dinh nhà vua.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, điện Cần Chánh được thi công trong 11 tháng, kể tử tháng 4-1804 đến tháng 3-1805. Sau đó, nó đã được trùng tu vảo các năm 1811, 1827, 1831, 1850.
Vào giữa thế kỷ 19, Nội Các triều Nguyễn đã mô tả diện mạo của điện Cẩn Chánh và một số công trình kiến trúc phối thuộc đại khái như sau:
Nền điện cao 0,97m, chính doanh (nhà sau) 5 gian, tiền doanh (nhà trước) 7 gian, đông tây 2 chất, làm theo kiểu trùng lương trùng thiềm (kiểu kiến trúc nhà kép hai mái trên một nền, nhà nối liền nhau, mái chồng lên mái), hệ thống con-xơn trang trí hình rồng. Mặt trước trang trí bằng pháp lam, ba mặt kia trát vôi vẽ hình. Trên bờ nóc chấp thiên hồ bằng pháp lam. Mát lợp ngói hoàng lưu ly.
Gian giữa đặt ngai vàng, các gian tả hữu treo tranh gương và bản đồ thành trì các tỉnh.
Phía nam có 3 bậc thềm, phía đông và phía tây có 1 bậc thềm, mỗi bậc thềm đều có 2 bậc cấp. Các bậc thểm được xây bằng đá Thanh.
Trước sân đặt 2 cái vạc lớn.
Phía nam các chái dông, tây, có hai cánh hành lang chia ra hai phía tả hữu. Mỗi hành lang có 5 gian, quay mặt về phía nam…
Phía nam của điện là nhà Tả Vu và nhà Hữu Vu, đều có 5 gian 2 chái, đổi diện nhau theo hướng đông tây… Phía nam Tả Vu và Hữu Vu lại có hai cánh hành lang có 9 gian, quay mặt về phía bắc, đều lợp ngói thanh lưu ly”.
Trong lần trùng tu điện Cần Chánh vào năm 1899 dưới thời Thành Thái, nền của nó đã được lát thay bằng gạch hoa, và trong lần trùng tu vào năm 1923 đưới thời Khải Định, bộ sườn gỗ của ngôi điện này đã được sơn son thếp vàng một cách rực rỡ.
Nhìn chung, diện Cẩn Chánh là một công trình kiến trúc đẹp. Nột ngoại thất của nó đều được trang trí rất hoa mỹ và trang hoàng hết sức sang trọng.
Mãi đến tháng 8-1945, khi vua Bảo Đại thoái vị, điện Cần Chánh và tất cả các bảo vật trang hoàng tại đó vẫn còn nguyên vẹn, nhưng chỉ hơn 1 năm sau đó thì bị đốt phá. Như vậy, điện Cẩn Chánh đã được xây dựng 2 năm sau khi triều đại nhà Nguyễn bất đầu, và nó trở thành phế tích cũng hai năm sau khi triều đại ấy cáo chung. Công trình này đang được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế có kế hoạch phục dựng với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng.
Phía sau điện Cần Thành sẽ là điện Càn Thành và cung Khôn Thái, nơi ở của vua và hoàng hậu (phi tần):
Điện Càn Thành – Cung Khôn Thái và Lục Viện
Đây là chốn hậu cung, là nơi ăn ở, sinh hoạt của vua và hoàng hậu, phi tần, là nơi tuyệt mật, người ngoài không được vào, nên không có nhiều thông tin và hình ảnh.
Điện Càn Thành trước năm 1811 có tên là điện Trung Hòa, là tư cung của vua triều Nguyễn.
Điện Càn Thành là trung tâm của Tử Cấm Thành, nằm sau điện Cần Chánh – là nơi vua thiết triều, phía trước cung Khôn Thái.
Ở khoảng giữa điện Càn Thành và cung Khôn Thái (từng là cung điện của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu) là viện Thuận Huy. Phía Tây viện Thuận Huy là viện Đoan Huy, viện Đoan Thuận, viện Đoan Hoà, viện Đoan Trang và viện Đoan Tường. Các viện trên đây là chỗ ở của các phi tần chia nhau ra trú ngụ, được gọi chung là Lục viện.
Đây là tư cung của vua, mang tính riêng tư, nên hình ảnh về cung này rất ít, vì các thợ ảnh người Pháp không được tiếp cận. Khi vua Khải Định băng hà, lần đầu tiên những hình ảnh về Điện Càn Thành được chụp lại trong tang lễ của vua cuối năm 1925:
Điện Kiến Trung
Công trình lớn sau cùng được xây dựng trong Tử Cấm Thành là Điện Kiến Trung, là công trình có kiến trúc đẹp và hiện đại nhất của Kinh Thành Huế.
Điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ban đầu nơi này là nơi vua làm việc, sau đó được tân trang để làm nơi vua sinh hoạt với gia đình.
Điện Kiến trung nằm ở điểm cực bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm thành. Kiểu thức điện là hợp thể phong cách Âu châu, gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý cùng pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu.
Trước điện là vườn cảnh, có ba cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện. Tầng chính trổ 13 cửa hiên: gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn. Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính. Trên cùng là mái ngói có hàng lan can trang trí theo phong cách Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An cho biết nguyên tại vị trí của điện Kiến Trung thời Khải Định, trước đó đã từng xuất hiện hai công trình kiến trúc khác là lầu Minh Viễn, rồi sau đó là lầu Du Cửu.
Lầu Minh Viễn được xây dựng vào năm 1827 dưới thời Minh Mạng. Đây là một toa nhà bằng gỗ khá to lớn, gồm 3 tầng, cao đến 15,8m so với mặt đất, được dùng để vua lên ngắm cảnh. Vua Thiệu Trị đã xem tòa nhà nguy nga lộng lẩy này là một trong 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh và đã làm thơ để ca ngợi.
Tuy nhiên, công trình kiến trúc này đã bị triệt giải vào năm 1876 dưới thời Tự Đức, có lẽ vì nó đã bị xuống cấp trầm trọng sau gần nửa thế kỷ tồn tại. Cái nền cao hơn 4m của lầu Minh Viễn đã bị bỏ không cho đến hơn 30 năm sau.
Vào năm 1913, vua Duy Tân đã cho xây dựng lên trên nền ấy một tòa làu khác theo kiểu mới và đặt tên là lầu Du Cửu. Tòa nhà này chỉ có 2 tầng và kiến trúc của nó tương đối đơn giản.
Sau khi lên ngôi vào năm 1916, vua Khải Định cho đổi tên lầu Du Cửu thành lầu Kiến Trung. Rồi vào năm 1921, vì thấy tôa nhà ấy chật hẹp, nhà vua đã tham khảo các loại hình nghệ thuật kiến trúc Âu-Á, tự đưa ra kiểu thức phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của mình và lệnh cho Bộ Công y theo đó mà xây dựng. Việc thì công kéo dài từ đó cho đến năm 1923 thì hoàn thành.
So với lầu Du Cửu trước đó thi điện Kiến Trung được xây mới hoàn toàn, từ qui mô kiến trúc, phong cách nghệ thuật, vật liệu xây dựng đến đường nét trang trí, bố cục sân vườn… Đây là một tòa nhà 2 tầng đồ sộ nguy nga và trang trí nội ngoại thất cực kỳ phong phú. Riêng cái nền của nó đã cao gần 3m.
Sân trước của tòa nhà lầu là một không gian rất rộng rãi, ở đây có các bồn hoa, thảm cỏ, cây cảnh được cất xén tươm tất, có các lối đi để dạo chơi, thưởng ngoạn. Chính giữa sân có xây bồn phun nước. Gần cuối sân đặt một cái vạc đồng được đúc vào năm 1659 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Tại những góc của các thảm cỏ, có thiết trí những bóng đèn điện tròn và lớn để chiếu sáng vào ban đếm. Hai bên sân là hai nhà Bát giác rất thanh tú dùng để ngồi nghỉ chân, hóng mát và ngắm cảnh.
Từ nền xuống sân xây 3 hệ thống bậc thềm khá rộng với nhiều bậc cấp mà thành bậc là những hình rồng uốn lượn mềm mại. Hai bên bậc thềm chính giữa có thiết trí hai khẩu đại bác bằng đồng đúc vào năm 1816 dưới thời Gia Long. Ở mé ngoài của hai bậc thềm kia là hai điếm canh để linh đứng gác.
Tsnh hiện đại trong nghệ thuật kiến trúc, trang trí và bố cục sân vườn của điện Kiến Trung bấy giờ có lý do của nó. Dưới thời vua Khải Định (1916-1925), nền văn hóa Tây phương đã thâm nhập mạnh mẽ. Hơn nữa, vào năm 1922, chính vua Khải Định cũng đã từng có chuyến du hành qua châu Âu. Do đó, phần lớn các công trình kiến trúc được cải tạo hoặc xây mới dưới thời vua này đều có rất nhiều yếu tố hiện đại và kỹ thuật xây dựng tân thời xâm nhập vào. Thay cho vật liệu xây dựng truyền thống chủ yếu của địa phương là gỗ, đá, gạch và vôi vữa, vua Khải Định lại thích dùng các loại vật liệu kiên cổ như xi-măng, sắt thép, mảnh sứ, thủy tinh… Ở lăng tẩm và cung điện của vua bấy giờ, người ta đã sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại như đèn điện, nước máy, vòi phun nước, cột thu lôi, cửa sắt… Và tất nhiên, trong trang trí của thời này, còn có sự kết hợp giữa các để tài điêu khắc và hội họa của Đông phương và Tây phương.
Bởi vậy, khi viết về nghệ thuật Việt Nam, nhà nghiên cửu Louis Bezacier đã chia lịch sử kiến trúc triều Nguyễn ra làm hai giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là các công trình kiến trúc thế kỷ XIX. Giai đoạn thứ hai gồm các công trinh kiến trúc được xây dựng dưới thời Khải Định, là giai đoạn Tân cổ điển (le néo-classique). Điện Kiến Trung là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thuộc giai đoạn này.
Cho đến đầu thế kỷ XX, nơi ăn ở và lâm việc hàng ngày của các vua triều Nguyễn là điện Càn Thành và diện Cần Chánh. Nhưng, từ khi lầu Kiến Trung được xây dựng xong vào năm 1923, nó trở thành vừa là nơi ăn ở, vừa là nơi làm việc của vua Khải Định.
Đến thời vua Bảo Đại (1926-1945), điện Kiến Trung còn là nơi sống chung của cả gia đình nhà vua, bao gồm Hoàng hậu Nam Phương, Hoàng Thái tử Bảo Long, 3 Hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và Hoàng tử Bảo Thăng. Triều đình cũng cho tu sửa lại tòa điện, tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương, trong đó có xây buồng tắm.
Điện Kiến Trung bị phá hủy đầu năm 1947, chỉ còn nền điện và hàng lan can trong khu vực Tử Cấm Thành, tới năm 2018 thì một công trình phục dựng lại bên trên phần nền cũ đó.
Bên trên là những hình ảnh các công trình bên trong Tử Cấm Thành đã bị đốt năm 1947. Không chỉ có các cung điện trong Tử Cấm Thành, mà ở bên ngoài, các ngôi điện, miếu thờ vua truyền Nguyễn cũng bị đốt phá, đó là Thái Miếu (nơi thờ các chúa Nguyễn), và điện Phụng Tiên (nơi thờ vua và hoàng hậu triều Nguyễn) cũng bị đốt.
Điện Phụng Tiên
Bên trong Kinh thành Huế, có 2 nơi thờ vua Nguyễn, đó là Thế Miếu và điện Phụng Tiên. Có cùng một chức năng là thờ vua, vậy hai nơi này khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc chi tiết bên dưới.
Điện Phụng Tiên nằm ở mé phía tây của Hoàng thành, gần cửa Chương Đức. Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nguyên vào đầu thời Gia Long (1802-1819), triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng một ngôi điện bằng gỗ ở gần hồ Tịnh Tâm (vị trí trường Đại học Nghệ thuật ngày nay), đặt tên là điện Hoàng Nhân. Khi vua Gia Long băng hà, quan tài của nhà vua được quàn tại ngôi điện này suốt hơn 3 tháng trước khi cử hành lễ an táng ở lăng.
Đến năm 1829, vua Minh Mạng cho đổi tên điện Hoàng Nhân thành điện Phụng Tiên (nghĩa đen là thờ phụng người trước, tức là vua Gia Long), vì đây là nơi thờ vị vua đầu triều Nguyễn kể từ năm 1820. Sau đó 8 năm, vua Minh Mạng cho dời ngôi điện ấy qua gần cửa Chương Đức là địa điểm đã nói ở trên. (Hình bên dưới)
Mặc dù triều đình đã xây dựng xong Thế Miếu vào năm 1822 dùng để thờ vua Gia Long và các vua Nguyễn kế vị, nhưng điện Phụng Tiên vẫn được duy trì cũng để thờ các vua ấy, vì một lý do đặc biệt. Theo quy định của triều đình bấy giờ, Thế Miếu là “công miếu”, các cuộc tế lễ ở dây đều mang tính quốc gia, là quốc lễ, trong đó có sự hiện diện của vua, các Hoàng thân và đình thần. Côn nữ giới, dù là người trong Hoàng gia, đều không được phép tham dự các cuộc tế lễ ở đây. Họ chỉ có thể đến dự các lễ cúng giỗ các vua tại điện Phụng Tiên mà thôi.
Về sự chăm sóc hương khói hàng ngày tại hai miếu thờ này cũng đã có sự phân biệt nam nữ như vậy. Nếu ở
Thế Miếu được giao cho các nhân viên thuộc Ty Từ tế phụ trách thì ở điện Phụng Tiên lại do các “cô phụng trực” đảm nhiệm. Phần lớn những người đàn bà này đều là người trong Hoàng tộc. Bị góa bụa hoặc không lập gia đình, họ ăn ở thường xuyên tại những ngôi nhà phụ trọng khuôn viên của điện thờ cho đến trọn đời.
Về mặt kiến trúc, điện Phụng Tiên là một tòa nhà kép to lớn, tương đương như Thế Miếu, nhưng có thêm mái lưa ở phía trước. Chính doanh gồm 9 gian 2 chái. Mỗi gian thờ một vua. Tiền doanh có đến 11 gian. Nền lát gạch Bát Tràng tráng men. Mái điện lợp ngói ổng hoàng lưu ly và ngói câu đầu trích thủy. Sân trước khá rộng, được lát bằng gạch Bát Tràng. Sát hiên trước đặt một hàng đôn bằng đá chạm, trên mỗi đôn là một chậu sứ trồng cây cảnh. Cuối sân cô một bể cạn rất lớn, bên trong đắp hòn non bộ mang giá trị cao về nghệ thuật tạo cảnh. Bể cạn bằng đá được xây tựa vào bức bình phong giăng dài phía sau cửa tam quan đồ sộ ở giữa mặt trước của khuôn viên có vòng thành bao quanh.
Ngày xưa, điện Phụng Tiên là một diện thờ nguy nga lộng lẫy, bên trong trưng bày rất nhiều đồ tự khí quý lộng lẫy, bên trong trưng bày rất nhiều đỗ tự khí quí hiếm mà các vua nhà Nguyễn đã dùng lúc sinh thời. Một số chứng nhân người Pháp, như Robert R. de la Susse, đã gọi điện Phụng Tiên là một Bảo tàng ở Hoàng cung Huế. Khi có dịp đến chiêm ngưỡng kho tàng đồ quí này vào năm 1913, ông đã thuật lại như sau:
“Chính trong điện thờ này có thiết trí Bảo tàng. Đầu năm 1911, hầu hết các bảo vật của các Vua hoặc của các Hoàng hậu đều được để vào các tủ kính và ghi vô mục lục. Ở hai đầu tòa nhà, trong những tủ kính, có trưng bày 23 khẩu súng hỏa mai nguyên là của vua Tự Đức. Đây là những vũ khí được chế tạo tại Pháp, nông súng có mang tên một hiệu ở Paris. Đế báng súng thường là một miếng vàng cho biết năm mà vũ khí đã được thủ đắc…
Hai tủ kính đầu tiên đựng một bộ đồ đồng có hình dạng rất lạ. Những đồ đồng này đo chính các nghệ nhân
An Nam đúc dưới thời Minh Mạng, phỏng theo hình dạng những độc bình dùng để thờ của Trung Hoa được mô tả trong sử sách viết từ thời xa xưa. Như vậy, đây là nghệ thuật Trung Hoa được nhìn dưỡi con mắt của người An Nam… Tủ kính thứ ba đựng những đồ đồng tráng men, thường được gọi là đồ pháp lam: dĩa lớn, đia nhỏ, hai cái tìm (tiềm) lớn màu vàng, một bộ đồ để dọn thức ăn tráng miệng.
Tủ kính thứ tư đựng những bảo vật nguyên là của vua Thiệu Trị, tủ thứ năm là những bảo vật của vua Gia Long, tủ thứ sáu của vua Minh Mạng, tủ thứ bảy, thứ tám, thứ chín của vua Tự Đức. Tủ thứ mười đựng một bộ sưu tập tiền đồng.
Những chậu lung, nhỏ hơn nhiều, dựa lưng vào các cột nhà, đựng những “cây vàng”, cành bằng san hô và ngọc bích, lá, hoa và trái bằng ngọc bích, bằng vàng, bằng các thứ đá quí hoặc ngọc trai. Những cây này đáng quan sát tỉ mỉ, vi ngoài giá trị của chúng, các chi tiết thường là mỹ diệu.
Bảo tàng này chứa nhiều nhất là những đỗ bằng ngọc thạch. Người ta thấy ở đây có rất nhiều độc bình, tách uống nước, chén ăn, những bộ đỗ trà, những bút nghiên, những món đồ đủ loại và đủ hình dạng bằng ngọc thạch màu trắng, mâu xanh, màu xám, có vân, không có vân, được mài dũa, đôi khi được chạm lộng một cách tinh xảo, chẳng hạn như cái móc đai nịt đặt ở một trong những tủ đựng đồ của vua Tự Đức. Những món đồ đặc biệt nhất là hai bộ đồ thờ gọi là “tam sự” bằng ngọc bích mà chất liệu, hình dạng và cách làm đều tuyệt vời: hai đĩa lớn dưỡng kính khoảng 40cm; hai bức trấn phong bằng nguyên cả một tấm ngọc thạch.
Về các bảo vật bằng vàng thì nhiều nhất là kim bảo và kim sách. Loại thứ nhất gồm những ấn của các vua, những công ấn, bằng vàng khối, mỗi cái nặng tữ 3 đến 4kg. Những chiếc ấn khác, bằng bạc mạ vàng, là của các bà Hoàng hậu ngự trị trên các cung phi cũng như các Vua ngự trên thần đân vậy. Các quyển “kim sách” thì gồm những tỡ giấy bằng vàng ròng, trên đó có khắc ngày tháng năm và tính chất những biến cố trong đời tư và trong gia đình của những nhân vật Hoàng gia liên hệ.
Người ta cũng có thể thấy những cái lồng ấp, những bình trà, những miếng che tay nơi cán gươm bằng vàng khối nguyên chất, người An Nam chỉ ưa thích quí kim này nếu không có sự pha trộn nào, và để ví dụ về điều đó, họ cho rằng những đồ trang sức của người Âu chúng ta chỉ có một giá trị rất tương đối. Cũng nên lưu ý đến cái vương miện dệt bằng vàng của vua Tự Đức; cái đai của Ngài được khảm nổi bằng ngọc thạch, san hô, ngọc trai, và khép lại nơi một viên kim cương lớn; một loạt đồ bằng thạch anh rất đẹp; nhiều cán gươm bằng sững tê giác…”
Rất đáng tiếc là cả tòa nhà lẫn các bảo vật ấy đã bị đốt cháy và thất thoát vào tháng 2-1947, trong sự kiện đã nhắc tới ở đầu bài viết này.
Thái Miếu
Thái Tổ miếu, hay còn gọi là Thái miếu, là miếu thờ các vị chúa Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, nằm ở phía Đông Nam của Hoàng thành.
Đầu năm 1947, Thái miếu bị thiêu hủy, tới năm 1971-1972, Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc đã quyên góp và dựng lại một tòa nhà 5 gian trên nền cũ ngôi điện chính để làm nơi thờ tự các chúa Nguyễn. Tuy nhiên đến hiện tại thì công trình Thái miếu đã xuống cấp nghiêm trọng và đang chuẩn bị được trùng tu.
chuyenxua.net biên soạn