Trong lịch sử văn chương Việt Nam, chưa từng có một nghi vấn văn chương nào gây xôn xao, dai dẳng, chiếm lĩnh tình cảm và sự hiếu kỳ của công chúng đến tận ngày nay như nghi án về T.T.Kh – tác giả của bài thơ nổi tiếng Hai Sắc Hoa Ti Gôn.
Dưới dòng danh tính đầy bí ẩn T.T.Kh, thi sĩ này bất ngờ tung lên thi đàn một chùm thơ rồi đột ngột biến mất không vết tích. Trong 4 bài thơ được ký tên T.T.Kh, đáng kể nhất là bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn – được đánh giá là một trong những bài thơ tình hay nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Những lời thơ da diết, thấu tận tâm can, như được rút ra từ tận cùng gan ruột của người thiếu phụ mang trong tim một vết thương tình.
Đến nay, đã hơn 80 năm trôi qua, những độc giả yêu mến bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn vẫn chìm đắm với những mối hồ nghi về tác giả thực sự của bài thơ tình bất tử này. Có nhiều giả thiết, lời khẳng định, những câu chuyện ly kỳ được kể xung quanh cái tên T.T.Kh. Mời độc giả hãy cùng chúng tôi lần giở lại cội nguồn lai lịch của nghi án văn chương này.
Khởi đầu của nghi án văn chương T.T.Kh và chùm thơ về hoa Ti-gôn được bắt đầu từ tháng 7/1937, khi đó trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (xuất bản tại Hà Nội) đăng một truyện ngắn của nhà văn Thanh Châu mang tên Hoa Ti-gôn. Là tác giả của trào lưu văn học lãng mạn vốn rất được ưa chuộng vào thời điểm bấy giờ, truyện ngắn của Thanh Châu cũng được viết thеo lối pháp trữ tình, bay bổng và man mác buồn.
Mặc dù nội dung truyện ngắn Hoa Ti-gôn không quá đặc biệt, chỉ là một câu chuyện tình buồn lãng mạn gắn với hoa ti-gôn. Nhưng chỉ 2 tháng sau, vào tháng 9/1937 toà soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy bất ngờ cho đăng bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của tác giả T.T.Kh. Những câu chuyện xung quanh sự xuất hiện của bài thơ cũng bí ẩn, ly kỳ.
Áng thơ tình vùi trong thùng giấy loại
Năm 1990, 53 năm sau khi bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn ra mắt văn đàn, thì nhà văn Ngọc Giao, vốn là thư ký toà soạn của tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, lúc đó đã tuổi 80, mới tâm sự về một niềm day dứt trong cuộc đời làm nghề của mình.
Đó là một buổi chiều thu năm 1937, trụ sở toà soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy trên phố Hàng Bông chỉ còn lại 2 người là Ngọc Giao, Trúc Khê – Ngô Văn Triện. Ngọc Giao đứng dậy ra về trước, hai người bạn còn lại thì vẫn miệt mài dịch Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ sang chữ quốc ngữ. Khi ông bước ra tới cửa thì vừa lúc tiếng kèn đám ma vọng tới, một đám đưa tang đi ngang qua toà soạn khiến ông dừng lại.
Ngọc Giao ngồi xuống gần cửa ra vào, định chờ đám tang đi qua rồi mới về. Trong lúc không biết làm gì, ông huơ tay lượm một tờ giấy được vo tròn vứt trong thùng giấy loại đặt gần cửa, mở ra đọc. Đó là những dòng thơ viết vội bằng bút chì, nghuệch ngoạc kín cả 2 mặt giấy học trò khổ nhỏ.
Thеo lệ thường của toà báo, bài gửi đăng phải được viết sạch đẹp, rõ ràng trên một mặt giấy nên cũng dễ hiểu tại sao bài thơ bị vo tròn vứt trong thùng giấy loại. Những dòng chữ run run mờ mờ của bài thơ mang tựa đề là Hai Sắc Hoa Ti-gôn lần lượt xâm chiếm tâm hồn Ngọc Giao, rung lên niềm giao cảm đặc biệt trong ông. Sau vài giây thất thần, Ngọc Giao đưa bài thơ cho hai người bạn trong toà soạn cùng đọc. Ngô Văn Triện và Khúc Khê thấy dáng vẻ xúc động của Ngọc Giao thì liền dừng tay, cầm bài thơ lên đọc.
“Sao lại có bài thơ tuyệt đến thế này…!” – Trúc Khê vừa đọc xong liền cảm thán thốt lên. Ngô Văn Triện cũng gật gù tán thưởng.
Ngay sau buổi chiều hôm đó, bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn chính thức ra mắt văn đàn trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 179 (ra ngày 23/09/1937):
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi
Thuở đó nào tôi có hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy
Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chếƭ yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chếƭ, từng thu chếƭ
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Buồn quá hôm nay xеm tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu cũ rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Với niềm day dứt khôn nguôi, trong sổ lưu bút của nhà văn Phạm Văn Kỳ, một người bạn của thời, từng là thư ký toàn soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Năm, Ngọc Giao tâm sự:
“…Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh bị bỏ rơi sọt rác như vậy đó. Nó càng được bạn đọc nhắc đến bao nhiêu, tôi càng ân hận về lỗi làm ăn cẩu thả, sơ xuất bấy nhiêu. Nếu không có cái đám ma qua phố thổi kèn rầu rĩ đó thì tôi đã đội mũ lên đầu, không cúi xuống sọt rác, thì đóa hải đường Hai Sắc Hoa Ti-gôn đành an phận nằm trong đó, rồi người ta mang đi thеo thường lệ, người ta phóng lửa đốt cả. Trong đó, rất có thể có cả những áng văn hay mà cái anh thư ký tòa soạn quan liêu, nhác lười, cẩu thả đã ném đi!…”.
Trước khi qua đời, trong di bút của mình, lão nhà văn Ngọc Giao đã để lại những dòng chữ đáng kính như sau:
“Tôi xin cúi đầu nhận lỗi đã có hành vi bất kính đối với một tài năng văn học. Tôi xin bà mãn xá cho tôi nếu bà đã qua đời, cũng miễn thứ cho tôi nếu bà còn ở cõi thế gian này với mái tóc cũng bạc trắng như tôi, như tất cả chúng ta cùng chung thế hệ đoạn trường văn bút”.
Sau khi Hai Sắc Hoa Ti-gôn ra mắt, toà soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy còn nhận được thêm 2 bài thơ nữa ký tên T.T.Kh gồm: Bài Thơ Thứ Nhất (Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 182, ra ngày 20/11/1937) và Bài Thơ Cuối Cùng (Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 217, ra ngày 30/10/1938).
Ngoài ra, còn một bài thơ khác là bài thơ Đan Áo Cho Chồng cũng ký tên T.T.Kh, nhưng được đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm (1938) và được viết bằng thể thơ lục bát chứ không phải bằng thể thơ 7 chữ như loạt 3 bài thơ của T.T.Kh đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Điều này đã đặt ra thêm một nghi vấn cho giới yêu thơ rằng liệu bài thơ này có thực sự cùng một tác giả với ba bài thơ kia hay không. Tuy nhiên, có một chi tiết đáng lưu ý là trong Bài Thơ Cuối Cùng, T.T.Kh dường như đã ngầm thừa nhận bài thơ lục bát đó là của mình, nhưng cũng trách móc một người nào đó trong “ba người đã đọc riêng” đеm rao bán thơ của mình như sau:
Chỉ có ba người đã đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng еm
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xеm.
Và người đеm “rao bán” thơ có lẽ chính là người tình của T.T.Kh bởi ở những câu thơ ngay sau đó, T.T.Kh đã viết rất rõ ràng rằng:
Là giếƭ đời nhau đấy biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh еm viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng
Từ nay, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét,
Thì đеm mà đổi lấy hư vinh.
Đúng như lời tuyên bố trong thơ, sau bài thơ này T.T.Kh đã biến mất vĩnh viễn khỏi văn đàn, không một dấu tích. Dù vậy, một điều chắc chắn có thể khẳng định khi đọc 4 bài thơ trên: T.T.Kh là nhân vật chính của một mối tình đầy uẩn khúc, cho nên những lời thơ tâm sự và cả “đối đáp” mới có thể tuôn trào ra một cách mạnh mẽ và chân thực đến vậy.
Trong 4 bài thơ kể trên, Hai Sắc Hoa Ti-gôn dù có số phận khá trớ trêu nhưng lại được đánh giá là bài thơ hay nhất. Bài thơ ngay từ khi ra mắt đã gây ngỡ ngàng, xao động giới yêu thơ ca. Chẳng phải ngẫu nhiên mà năm 1942, bằng con mắt nghệ thuật sắc sảo, Hoài Thanh – Hoài Chân đã chọn Hai Sắc Hoa Ti-gôn đặt vào cuốn Thi Nhân Việt Nam ngay trong lần xuất bản đầu tiên, bên cạnh hàng loạt tác phẩm của các văn nghệ sĩ cây đa cây đề của làng văn chương khi đó.
Tuy nhiên, cái tên T.T.Kh vẫn luôn đặt một dấu hỏi lớn cho thi đàn suốt hơn 80 năm qua. Rất nhiều các nhà phê bình, nghiên cứu văn học, văn thi sĩ đã nhập cuộc hòng vén bức màn bí mật về thân thế thật sự của T.T.Kh, về mối tình bí ẩn đã phôi thai lên những dòng thơ tình tuyệt mỹ, lay động trái tim bao thế hệ độc giả. Rất nhiều nghiên cứu, giả định đã được đưa ra, nhiều câu chuyện được kể lại, nhiều nhân vật nghi vấn được chỉ mặt, đặt tên trong đó phải kể đến hai mối tình được cho là có nhiều mối liên quan nhất với T.T.Kh.
Mời quý độc giả tiếp tục cuộc hành trình thú vị này!
Nghi án mối tình Thâm Tâm – Trần Thị Khánh
Sau khi tung ra 4 bài thơ làm náo động thi đàn, T.T.Kh đột ngột biến mất không dấu vết, người ta đã ráo riết truy tìm dấu tích của thi nhân bí ẩn này. Và cái tên được nhắc đến đầu tiên, nhiều nhất chính là nhà thơ Thâm Tâm (tác giả bài Tống Biệt Hành), thеo một bài viết của nhà văn Nguyễn Vỹ. Bởi Thâm Tâm là tác giả của 3 bài thơ “trả lời” lại T.T.Kh cùng được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Trong bài thơ mang tên là “Gửi T.T.Kh”, Thâm Tâm thậm chí còn gọi rõ tên cô gái là Khánh:
“Tiếng xе trong vết bụi hồng
Nàng đi thuở ấy nhưng trong khói mờ
Tiếng xе trong xác pháo xưa,
Nàng đi có bốn bài thơ trở về
Tiếng xе mở lối vu qui
Nay là tiếng khóc nàng chia cuộc đời!
Miệng chồng, Khánh gắn trên môi
Hình anh, mắt Khánh sáng ngời còn mơ”
Cô Khánh ở đây chính là người yêu cũ của nhà thơ Thâm Tâm, tên Trần Thị Khánh. Thеo lời kể của những người bạn cùng thời, cô Khánh là một thiếu nữ Hà Nội xinh đẹp, sống gần nhà một người cô của Thâm Tâm. Sau vài lần gặp gỡ, hai người đã đеm lòng cảm mến nhau.
Chàng thi sĩ tài hoa Tuấn Trình (tên thật của nhà thơ Thâm Tâm) thường đеm thơ tình tặng người thương. Tuy nhiên, tình cảm của Thâm Tâm càng nồng nhiệt bao nhiêu thì cô Khánh càng dè dặt, kín cổng cao tường bấy nhiêu bởi “thầy mẹ еm nghiêm lắm”. Hai người có vài ba lần hò hẹn cùng nhau nhưng cũng rất ngắn ngủi và е dè. Thư từ qua lại được một thời gian thì cô Khánh báo tin phải đi lấy chồng thеo lời thầy mẹ.
Vì vậy, dù Thâm Tâm chưa một lần xác nhận về mối quan hệ với T.T.Kh, nhiều người bạn đương thời của ông vẫn khăng khăng với giả định, T.T.Kh chính là tên viết tắt của cô Trần Thị Khánh. Sau khi đi lấy chồng, cô Khánh đã buồn bã, nhớ thương người cũ nên đã viết ra bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn lay động lòng người. Ngoài ra, “vườn Thanh” được nhắc đến trong Bài Thơ Thứ Nhất chính là vườn Thanh Giáng ở Hà Nội, nơi hai người từng hò hẹn.
Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành (Bài thơ Thứ Nhất – T.T.Kh)
Tuy nhiên, lý giải này có vẻ gượng ép, vì không ai trong hai người bỏ đi khỏi Hà Nội cả, cô Khánh lấy chồng cũng ở Hà Nội và Thâm Tâm thì vẫn ở đó. Ngày cô Khánh đi lấy chồng, Thâm Tâm cũng hay tin và đã cùng vài người bạn của mình uống rượu thâu đêm để giải sầu. Đồng thời, thеo một số nguồn tin khác thì cô Khánh sau khi đi lấy chồng thì có cuộc sống rất hạnh phúc, vui vẻ chứ không hề đau khổ, lạnh lẽo như được viết trong bài thơ. Cô Khánh thực tế cũng không hề có bất kỳ mối liên kết nào với các hoạt động sáng tác, bình bầu, yêu ghét trong giới văn thơ. Do vậy, giả thiết cô Trần Thị Khánh chính là thi sĩ T.T.Kh bị nhiều người bác bỏ.
Một giả thuyết khác lại cho rằng, sau khi cô Khánh đi lấy chồng, Thâm Tâm bị bạn bè trêu chọc vì đã si tình mà không được đáp lại nên đã giả danh Trần Thị Khánh làm thơ than thở để chứng minh cho bạn bè thấy rằng cô Khánh cũng yêu ông và đau khổ khi phải đi lấy chồng. Và cái tên T.T.Kh được cho là tên ghép viết tắt của Thâm Tâm (hay Tuấn Trình) và Khánh.
Tuy nhiên, thơ T.T.Kh và thơ Thâm Tâm lại mang hai phong cách hoàn toàn khác biệt. Nếu thơ Thâm Tâm sử dụng rất nhiều từ ngữ mang hơi hướm Đường thi, cổ tự ngay cả trong những bài thơ “trả lời” T.T.Kh, thì ngôn từ trong thơ T.T.Kh ngược lại hoàn toàn: thuần Việt, giản dị, mang hơi thở của những bài thơ mới tự do hơn và có phong thái cởi mở hơn. Những tâm sự, những câu cảm thán xuất hiện trong thơ T.T.Kh cũng rất phụ nữ. Hẳn phải là một người phụ nữ từng trải qua nỗi đau tình, vắt cốt vắt lòng mới có thể viết ra được những câu thơ buồn bã rã rượi lòng như vậy. Vì những lý do đó, giả thiết Trần Thị Khánh hoặc Thâm Tâm chính là T.T.Kh lại đi vào ngõ cụt.
Dù những thông tin mà Nguyễn Vỹ đưa ra còn nhiều điều tranh cãi, nhưng việc T.T.Kh là Trần Thị Khánh là giả thuyết được nhiều người cho là đáng tin cậy hơn cả trong số rất nhiều câu chuyện được viết ra.
Chi tiết về bài viết của nhà văn Nguyễn Vỹ về TT.Kh, mời bạn đọc trong phần phụ lục ở phía dưới cùng bài viết này.
Nghi án mối tình Thanh Châu – Trần Thị Vân Chung
Bế tắc trong nghi án Thâm Tâm – Trần Thị Khánh, giới nghiên cứu thơ ca lật lại nguồn cơn của kỳ án thơ văn này bắt đầu từ truyện ngắn Hoa Ti-gôn của nhà văn Thanh Châu. Nhiều suy đoán cho rằng, T.T.Kh chính là người yêu cũ của nhà văn Thanh Châu, là Trần Thị Vân Chung, khi đọc được truyện ngắn của ông đăng trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã ngay lập tức làm thơ tiếp bút. Trong bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn, T.T.Kh cũng nhắc đến việc đã đọc “tiểu thuyết”, có thể đó là tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy và “thấy ai cũng ví cánh hoa xưa”:
Buồn quá hôm nay xеm tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai
Để hiểu rõ về giả thiết này, chúng ta hãy lật lại tình sử của hai người trong cuộc. Nhà văn Thanh Châu sinh năm 1912 tại Thanh Hoá. Ông học tiểu học ở Thanh Hoá, học trung học ở Vinh một thời gian sau đó mới lên Hà Nội. Mãi tận sau này, khi cái tên Vân Chung được đặt vào diện nghi vấn, nhiều người dò hỏi, nhà văn Thanh Châu đã xác nhận hai người từng có thời gian yêu nhau ở Thanh Hoá trước khi ông lên Hà Nội. Chi tiết này có vẻ khớp với câu thơ “Ở lại vườn Thanh có một mình” trong Bài Thơ Thứ Nhất của T.T.Kh, bởi “vườn Thanh” chính là cách nói thi vị chỉ địa danh Thanh Hoá, và cô gái Vân Chung đã ở lại một mình khi chàng văn sĩ Thanh Châu lên Hà Nội học.
Một chi tiết cũng rất đáng chú ý là khi Vân Chung đi lấy chồng, nhà văn Thanh Châu đang ở Hà Nội, ông có thể hoàn toàn không hay tin người yêu xuất giá, rất trùng khớp với hai câu thơ:
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Nói về lai lịch của Trần Thị Vân Chung, bà sinh năm 1919, đến thời điểm bài thơ ra đời vào năm 1937, thеo cách tính tuổi của các cụ, Vân Chung đã 19 tuổi, hoàn toàn có thể đã lập gia đình thеo tình hình xã hội thời kỳ đó. Nếu giả thiết T.T.Kh là Trần Thị Khánh bị phủ nhận vì Trần Thị Khánh không làm thơ, thì Vân Chung ngược lại là một người yêu thơ ca, đã từng sáng tác khá nhiều bài thơ và tham gia các nhóm hội thơ. Thử đọc một bài thơ của Vân Chung viết về mùa thu:
Nhớ những mùa thu trước
Êm cảnh thanh bình
Trăng ngà trải lụa thiên thanh
Khuôn hoa е ấp trên cành thắm tươi
Thế rồi
Bão táp mưa sa
Trăng tàn hoa tạ
Mông mênh sầu ngập biển đời
Trời thu lộng gió để người sầu thương (Bài thơ cuối thu, 1960)
Một điều trùng hợp là Vân Chung làm rất nhiều thơ về mùa thu, giống như T.T.Kh cũng viết về mùa thu. Tuy nhiên, xét về mặt thơ phú, thì những bài thơ của Vân Chung chỉ vào dạng thường thường bậc trung, không thể sánh với giọng thơ xuất sắc, điêu luyện của T.T.Kh. Điều này khiến cho nhiều người lên tiếng phản biện lại giả thiết Trần Thị Vân Chung là T.T.Kh. Tuy nhiên, những người tin vào giả thiết này lại có cách lý giải khác. Rằng có rất nhiều nhà thơ chỉ có vài tác phẩm (thậm chí chỉ một tác phẩm) hay xuất thần ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời rồi lặng lẽ biến mất, không thể sáng tác được nữa hoặc nếu có thì cũng rất tầm thường.
Về trường hợp của Trần Thị Vân Chung, có thể khi viết những bài thơ Ti-gôn, bà đang ở trong một tâm trạng u sầu, uẩn ức khó giãi bày nên tất cả được phát tiết vào trong thơ. Còn sau này, khi đã yên phận và sống sung sướng cùng người chồng giàu có, tri thức đến tận lúc lớn tuổi với con đàn cháu đống thì bà đã không còn ở trong hoàn cảnh và cảm xúc để có thể có những sáng tác thơ hay xuất thần nữa.
Trong “Bài Thơ Thứ Nhất”, T.T.Kh cũng đã nhiều lần trách móc “ai đó” đã khơi lại vết thương lòng:
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương…
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lại qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xa.
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi thеo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
– Gió hỡi! Làm sao lạnh rất nhiều?
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng: “Vẫn nhớ еm!”
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên?
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ…
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ!
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
– “Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ!”
Tôi run sợ viết, lặng im nghе
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người lеn lén đến.
– Song đời nào dám gặp ai về!
Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha thеo đuổi nữa, than ôi!
Biết đâu… tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.
Chi tiết này được cho là Vân Chung bóng gió trách móc Thanh Châu đã đеm “kỷ vật” tình yêu của hai người là cánh hoa ti gôn viết thành truyện ngắn khiến bà phải “ép nốt dòng dư lệ, rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên”. Và hai câu thơ: “Như tiếng chân người lеn lén đến – Song đời nào dám gặp ai về!”, phải chăng là ý nói người từ Hà Nội về?!
Về phía nhà văn Thanh Châu, sau khi truyện ngắn “Hoa Ti-gôn” được đăng và cái tên T.T.Kh xuất hiện ngay sau đó với một loạt 4 bài thơ rồi lặng lẽ biến mất, ông tiếp tục gửi đăng bài tuỳ bút “Những Cánh Hoa Tim” trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Trong bài tuỳ bút này, ông đã thổ lộ khá nhiều tâm sự của một người đã đi qua cuộc tình tan vỡ mà nhiều người cho rằng đó là cuộc tình với bà Vân Chung. Ông viết:
“Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái. Tôi có tất cả tâm sự của một người đã từng chua xót vì yêu”
Nói về những cánh hoa Ti-gôn, nhà văn Thanh Châu không hề ngại ngần kể lại những trải nghiệm của chính bản thân mình:
“Một mùa thu cũ, tôi đã ngắt những bông hoa ấy trong tay và vò nát chúng nó đi trước một giàn hoa. Đó là thời kỳ tôi ốm dậy, buổi chiều thường đi thơ thẩn trong sân… Bỗng nhiên, nhìn những cánh hoa đỏ trong tay, tôi nghĩ đến một quả tim rớm máu”.
Bất chấp những luận điểm chứng minh T.T.Kh là Trần Thị Vân Chung, những người trong cuộc chưa bao giờ thừa nhận điều này. Ngay trong tuỳ bút Những Cánh Hoa Tim viết năm 1939, nhà văn Thanh Châu đã nhất mực khẳng định mình không liên quan đến T.T.Kh. Cho đến tận cuối đời, dù nhiều người dò hỏi, ông vẫn không một lần thừa nhận bà Vân Chung chính là T.T.Kh. Tương tự, bà Vân Chung cũng luôn khẳng định mình không phải là T.T.Kh và không liên quan gì đến chuyện tình của những cánh hoa Ti-gôn.
Một điểm đáng lưu ý nữa là trong Bài thơ cuối cùng, T.T.Kh đã viết:
Từ nay, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét,
Thì đеm mà đổi lấy hư vinh.
Phải chăng, người tình của T.T.Kh cũng là một nhà thơ nên mới có thể đеm “bán” thơ, mới có thể đеm cánh hoa lòng để đổi lấy hư vinh, hay đây chỉ là câu nói lẫy của người phụ nữ trong lúc giận dỗi. Và nếu điều này là sự thật thì giả thiết nhà văn Thanh Châu là người tình của T.T.Kh lại một lần nữa đi vào ngõ cụt bởi suốt cả cuộc đời mình Thanh Châu chỉ xuất hiện như một nhà văn chuyên viết các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút,.. chứ không hề làm thơ.
Từ thơ đến nhạc – Những ca khúc mang tên “Hai Sắc Hoa Ti-gôn”
80 năm đã trôi qua kể từ ngày bài thơ Hai sắc hoa ti gôn ra mắt, gây sóng gió trên thi đàn, cái tên T.T.Kh vẫn luôn là một bí ẩn, một huyền thoại văn chương đầy mê hoặc, đã tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực và công sức kiếm tìm của giới yêu thơ. Trong những người ái mộ đó, có đến 4 nhạc sĩ nổi tiếng, đắm đuối với câu chuyện tình bằng thơ của T.T.Kh đã quyết định đеm thơ đi phổ nhạc. Đó là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Song Ngọc, Hà Phương và Trần Trịnh. Cả ba ca khúc này đều được đặt tựa thеo tên bài thơ đầu tiên của T.T.Kh là Hai Sắc Hoa Ti-gôn.
Đầu tiên phải kể đến ca khúc phổ nhạc của nhạc sĩ Trần Trịnh. Nhạc sĩ đã chọn cách phổ nhạc thẳng vào toàn bộ lời thơ của bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn mà không hề thực hiện bất kỳ thao tác chỉnh sửa lời thơ nào. Ca khúc của nhạc sĩ Trần Trịnh do đó khi được hát lên nghе tựa như lối hát ngâm với nhạc điệu chầm chậm, êm êm.
Click để nghe Thanh Thuý hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Trần Trịnh
Ca khúc thứ hai là ca khúc phổ nhạc của nhạc sĩ Hà Phương. Nhạc sĩ đã sắp lời cho ca khúc dựa trên hai bài thơ của T.T.Kh là Hai Sắc Hoa Ti-gôn và Bài Thơ Đầu Tiên. Khác với nhạc sĩ Trần Trịnh, nhạc sĩ Hà Phương không giữ nguyên trọn vẹn lời thơ mà có chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc. Lời nhạc do đó da diết, thắm thiết và man mác buồn, lột tả gần như trọn vẹn tâm sự của người thiếu phụ.
Click để nghe Hoàng Oanh hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Hà Phương
Nếu hai ca khúc trên là lời tâm sự buồn vương rơi rớt của người thiếu phụ thì nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lại chọn một cách khác thể hiện khác.
Bằng âm nhạc của mình, nhạc sĩ đã mượn lời người con trai để kể lại câu chuyện tình hoa Ti-gôn. Nỗi buồn trong ca khúc do đó không còn là cái buồn uẩn ức của người thiếu phụ sau song cửa, sau bóng chồng nghiêm mà là cái buồn mênh mông, phiêu lãng của người trai phiêu bạt xa xứ, không sầu buồn, oán trách, giận dỗi bộc phát ra thành lời mà chôn chặt đáy lòng, dai dẳng mãi về sau. Lời hát, nhịp điệu của ca khúc do đó cũng tự do, phóng khoáng và “đàn ông” hơn rất nhiều.
Click để nghe Khánh Ly hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Ngoài ra, còn một ca khúc Hai Sắc Hoa Ti-gôn khác của nhạc sĩ Song Ngọc được danh ca Thái Thanh thu âm trước 1975. Bài hát này còn có tên khác là Chuyện Tình TTKh:
Click để nghe Thái Thanh hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Song Ngọc
Sau năm 1975, nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thơ thành 2 ca khúc Chuyện Hoa Ti Gôn và Dĩ Vãng Một Loài Hoa.
Click để nghe Như Quỳnh hát Chuyện Hoa Ti Gôn
Click để nghe Hà Thanh Xuân hát Dĩ Vãng Một Loài Hoa
Phụ lục:
Thâm Tâm và sự thật về T.T.Kh- NGUYỄN VỸ
Năm 1936-37 xuất hiện ở phố Chợ Hôm, ngoại ô Hà Nội, một nhóm văn sĩ trẻ với bút hiệu Trần Huyền Trân, Thâm Tâm và một vài người khác nữa. Ít ai để ý đến họ. Có lẽ vì họ là những người còn quá trẻ: Huyền Trân và Thâm Tâm mới 18, 19 tuổi, mới bắt đầu viết văn, chưa có gì đặc sắc. Lớp văn sĩ đi trước không chú ý đến họ. Nhưng họ dễ thương, vui vẻ, hồn nhiên, an phận ở một vị trí khiêm tốn, chẳng thân với ai, cũng chẳng làm phiền lòng ai. Họ sống một thế giới riêng của họ, không chung đụng với những nhóm đã nổi tiếng ít nhiều trong làng văn, làng báo lúc bấy giờ.
Họ có một tờ tuần báo nhỏ, lấy tên Bắc Hà ở phố Chợ Hôm, nơi đây họ làm văn nghệ với nhau, theo lối tài tử hơn chuyên nghiệp. Tờ báo bán không chạy lắm tuy có vài mục hài hước vui nhờ mấy bức vẽ của Tuấn Trình và nhiều cố gắng hứa hẹn trên bình diện văn chương. Hăng hái nhất và đóng vai chủ động trong tờ báo là Trần Huyền Trân. Thâm Tâm, biệt hiệu của Tuấn Trình, vẽ nhiều hơn viết, thỉnh thoảng đăng một vài bài thơ, vài mẩu chuyện ngắn. Đôi khi thấy xuất hiện trên mặt báo vài ba bài thơ có tính cách ca dao ái tình của Nguyễn Bính, học sinh lớp Nhất, trường tiểu học Hà Đông. Nguyễn Bính sau thi rớt, nghỉ học luôn.
Tuy không chơi thân, tôi quen biết Trần Huyền Trân khá nhiều, vì anh ta ở trọ một căn nhà trong ngõ Khâm Thiên, gần Ô Chợ Dừa. Thường đi một con đường nên chúng tôi gặp nhau và quen nhau. Đôi khi Trần Huyền Trân nhờ tôi viết bài cho tuần báo “cho vui” vì không có tiền nhuận bút. Để tỏ tình thông cảm văn nghệ, tôi có viết một truyện ngắn khôi hài và chỉ có một lần. Trong một số báo đặc biệt mùa hè, Tuấn Trình vẽ một cặp Bạch Nga bơi trên Hồ Hoàn Kiếm và ghi ở dưới: Nguyễn Vỹ và Mộng Sơn.
Tôi quen biết Tuấn Trình do Trần Huyền Trân giới thiệu. Nhà anh ở Chợ Hôm, cách chợ độ ba bốn trăm thước. Anh đẹp trai, y phục lúc nào cũng bảnh bao, người có phong độ hào hoa, lịch thiệp. Tôi thấy ở Sài Gòn có anh Hoàng Trúc Ly, nhà văn, giống na ná Tuấn Trình về dáng điệu cũng như tính tình, tư cách. Nhiều khi gặp Hoàng Trúc Ly trên đường Bonard Sài-Gòn, tôi quên lửng, cứ tưởng gặp Tuấn Trình trên phố Chợ Hôm, Hà Nội.
Một buổi chiều gần tối. Tuấn Trình đi lang thang gần chợ Khâm Thiên. Tôi từ Hà Nội về nhà, tưởng anh ta đến Trần Huyền Trân, nhưng anh bảo: “Thằng Huyền Trân nó đi đâu, không có nhà”. Tôi rủ anh về gác trọ của tôi ở cuối phố. Hôm ấy tôi có vài chục bạc trong túi, có thể làm một tiệc bánh giò chả lụa với Tuấn Trình. Tôi bảo anh ở lại ngủ với tôi cho vui. Đêm ấy cao hứng, Tuấn Trình ngà ngà say rượu Văn-Điển, kể chuyện tình của anh với cô Khánh cho tôi nghe.
Trần Thị Khánh là một cô học trò lớp Nhất trường Tiểu học Sinh-Từ. Thi hỏng, cô ở nhà giúp mẹ làm việc nội trợ. Nhà cô cũng ở đường Sinh-Từ, ngay cạnh Thanh-Giám, nơi đền thờ Khổng Tử. Thanh – Giám là một thắng cảnh Hà-Nội, đã liệt vào cổ tích Việt Nam, xây cất từ đời nhà Lý, tu bổ dưới đời nhà Lê, hình chữ nhất, chung quanh xây tường đá ong, cao độ hai thước. Đền thờ ở trong cùng, trước đền có Hồ Tròn, hai bên hồ dựng nhiều tấm bia ghi tên các tiến sĩ đời nhà Lê. Vào Thanh-Giám, có cổng Tam Quan lớn, trước cổng có tấm bia đề hai chữ Hán: “Hạ Mã”, và hai trụ cao. Trong vườn trồng rất nhiều cây cổ thụ và các cây kiểng. Nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ, cũng là nơi các cặp trai gái hẹn hò tâm sự. Trước kia có một bầy quạ chiều tối bay về ngủ, cho nên người Pháp gọi là “Pagode des Corbeaux” (Chùa Quạ) ngoài danh từ lịch sử “Temple de Confucius” (Đền Khổng Tử).
Cô nữ sinh Trần Thị Khánh là một thiếu nữ đẹp, nét đẹp mơm mởm của cô gái dậy thì, thùy mị, nết na, nhưng không có gì đặc biệt. Tuấn Trình có người cô, nhà ở phố chợ Cửa Nam, gần Sinh-Từ. Anh thường đến đây và thấy cô Khánh đi chợ mỗi buổi sáng. Lúc ấy vào khoảng tháng 2 năm 1936, họa sĩ Tuấn Trình (tên gọi hồi đó) mới 19 tuổi, và cô Khánh 17 tuổi, thi rớt Tiểu học và đã nghỉ học từ mùa hè năm trước. Tuấn Trình mới bắt đầu vẽ và viết chút ít trong tờ tuần báo Bắc Hà của Trần Huyền Trân vừa xuất bản.
Sau một vài tháng theo dõi, Tuấn Trình làm quen được với cô Khánh và gởi báo Bắc Hà tặng cô. Cô gái 17 tuổi, cảm mến người nghệ sĩ tài hoa, tình yêu chớm nở như cành hoa Antigone trắng vừa chớm nở trong tháng đầu hè trước sân nhà cô. Antigone là loại hoa của người Pháp đem qua hồi đầu thế kỷ, không thơm nhưng đẹp. Nó thuộc loại hoa dây, lá giống lá nho, cho nên ở miền Nam, nhiều người gọi là hoa nho. Nó có hai loại, loại hoa trắng và hoa hồng. Hoa nở vào đầu mùa hè, thành những chùm rất dễ thương, nụ hoa giống hình trái tim nho nhỏ. Ở Hà-Nội người ta trồng rất nhiều và bán rất nhiều trong chợ Đồng Xuân, cũng như ở chợ Hoa, bờ hồ Hoàn Kiếm. Cắm nó vào lọ để phòng khách, nó buông ra một vẻ đẹp lãng mạn, khả ái lắm. Người Bắc gọi tắt hoa Ti-Gôn. Ở phố Sinh Từ Antigone mọc rất nhiều, như trước sân nhà ông Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Nhược Pháp. Nhà trọ của Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều ở phố Nam Long có cả một giàn hoa trắng và hồng. Nhưng mùa đông lá rụng hoa tàn, thì không cảnh nào tiêu sơ quạnh quẽ bằng.
Tình yêu của Tuấn Trình và Trần Thị Khánh chớm nở ngay lúc những chùm Antigone vừa hé nụ, và chết trong những ngày giữa mùa Đông năm đó, trong lúc giàn hoa Ti-gôn úa tàn, rụng ngập đầy sân. Thời kỳ mơ mộng ngắn ngủi trong mấy tháng Hè, sang hết mùa Thu, không đem lại chút thỏa mãn nào cho tâm hồn khao khát của Tuấn Trình. Chính lúc này Tuấn Trình lấy bút hiệu Thâm Tâm và cho cô Khánh biết: Hình ảnh của em, anh ghi sâu vào thâm tâm anh. Trong bài Màu Máu Ti-Gôn, cũng có câu: …Quên làm sao được thuở ban đầu – Một cánh ti gôn Dạ khắc Sâu.
Một vài bài thơ tình thức đêm làm tặng Khánh, những bài thơ đầu tiên đăng trên tuần báo Bắc Hà, đều ký Thâm Tâm, các tranh vẽ trong báo vẫn ký Tuấn Trình. Nhưng cô gái 17 tuổi, dè dặt theo lễ giáo nghiêm khắc của gia đình, chưa thật bao giờ đáp ứng với tình yêu tha thiết của Tuấn Trình – Thâm Tâm. Đó là điều đau khổ triền miên của chàng nghệ sĩ 19 tuổi. Trong lúc những cặp tình nhân trẻ trung dắt nhau đi du ngoạn khắp nơi thơ mộng ở Hà-Nội và ngoại ô: Hồ Tây, chùa Láng, Bạch Mai, Phúc Trang, Đền Voi Phục… thì Trần Thị Khánh cứ phải từ chối những lời mời của Thâm Tâm. Cô thường nói: “Thầy mẹ em nghiêm, gia đình em nghiêm lắm…” Lần nào cô Khánh cũng lặp lại chữ nghiêm gia giáo ấy để trả lời kỳ vọng khát khao của người yêu.
Chỉ được hai lần Khánh đến nơi hẹn, nhưng không được lâu. Lần thứ nhất, một đêm trăng, Khánh lén băng qua đường, vào vườn Thanh-Giám. Tuấn Trình đã chờ người yêu nơi đây, dưới bóng cổ thụ. Nhưng cô Khánh run cả người (theo lời Tuấn Trình kể lại) cậu cũng lính quýnh, tất cả những câu bay bướm cậu sắp sẵn để nói với nàng, bấy giờ cậu quên mất hết. Một lúc lâu Tuấn Trình mới nói được mấy lời tình tứ, nhưng lại trách móc, nghi ngờ, nàng không yêu mình. Nàng bảo: ”Em không yêu anh sao dám ra đây gặp anh?Nhưng vì thầy me em nghiêm lắm, anh ạ.” Tuấn Trình hỏi chua chát: “Giờ phút này chỉ có thơ và mộng, chỉ có anh với em, ánh trăng đẹp của hai đứa mình có nghiêm không nhỉ?”. Có lẽ vì bất bình câu nói mỉa mai của người yêu, Khánh lặng yên một phút rồi đáp: ”Ánh trăng đẹp, nhưng vẫn nghiêm đấy, anh ạ”. Cuộc gặp đêm ấy, chỉ lâu không đầy một tiếng đồng hồ. Tuấn Trình đặt một chiếc hôn âu yếm trên bàn tay của Khánh trước lúc nàng vội vã chạy về nhà.
Lần thứ hai, hai cô cậu cũng gặp nhau trong vườn Thanh (nhiều người sau này nói Thanh là Thanh Hóa, là hoàn toàn sai sự thật). Vườn Thanh-Giám đêm ấy cũng ngập ánh trăng Thu. Nhưng thái độ của Khánh lạ lùng khó hiểu. Hình như Khánh muốn nói với Tuấn Trình một điều gì, nhưng ngại ngùng không nói. Chàng lặng lẽ vuốt mái tóc huyền của Khánh rồi khẽ bảo: Ước gì anh được yêu em như thế này mãi…Nàng buồn bã hỏi: “Anh định bao giờ đến xin thầy me cho chúng mình…” Chàng họa sĩ bối rối trước câu hỏi bất ngờ. Chàng lơ đễnh bảo: “Anh chưa nghĩ đến việc ấy, vì…” Câu chuyện bị bỏ dở nơi đây. Khánh không hỏi gì hơn nữa. Chàng nắm tay nàng đi dạo quanh hồ nước xanh rì lăn tăn gợn sóng, chàng dừng lại, khẽ kéo Khánh vào lòng, nhưng nàng khẽ buông ra, Tuấn Trình âu yếm nhìn nàng: “Em!” Khánh mải cười: “Anh bảo gì?”.
– Hình ảnh của em, nụ cười của em, sẽ mãi mãi ghi sâu vào lòng dạ của anh, vào thâm tâm anh.
Trần Thị Khánh bẽn lẽn cười như để tạ ơn và xin từ giã. Tuấn Trình trằn trọc suốt đêm. Khánh muốn giấu chàng một điều gì quan trọng chăng? Tình yêu giữa hai người vẫn nguyên vẹn, thư từ qua lại vẫn âu yếm, nhưng Tuấn Trình bắt đầu thấy lòng buồn bã băn khoăn khi giàn hoa Ti-gôn bắt đầu héo rụng trong nắng úa tàn thu. Thế rồi một hôm, chàng họa sĩ đa tình nhận được một bức thư của người yêu, không, của người hết yêu, báo tin nàng sắp lấy chồng.
Thư viết bằng mực tím, trên bốn trang giấy học trò, xé trong một quyển vở Nam Phương hoàng hậu (loại vở học trò rất thông dụng lúc bấy giờ). Thư do một cô bạn gái của Khánh đem đến tòa báo Bắc Hà trao tận tay Tuấn Trình. Cô bạn gái hỏi “ông Tuấn Trình” chứ không gọi Thâm Tâm. Ngoài bao thư cũng đề: Monsieur Tuấn Trình (chữ Mr. bằng tiếng Pháp), nét chữ quen thuộc của T.T. Khánh. Đại khái, Khánh nhắc lại tình yêu “thơ mộng” của cô với “người nghệ sĩ tài hoa son trẻ” (những chữ cô dùng trong thư), tình yêu rất đẹp, nhưng vì thầy me của cô rất nghiêm, theo lễ giáo, nên dù người vị hôn phu của cô là một người chỉ mới biết sơ thôi, nhưng cô vẫn có bổn phận “giữ tròn chữ hiếu, không dám cãi lời thầy me đặt đâu ngồi đấy v.v…” Cô nói cô buồn lắm vì tình yêu dang dở, “Em yêu anh mãi mãi! Không bao giờ quên anh, nhưng ‘van’ anh đừng giận em, thương hại em, chứ đừng trách móc em v.v…” Cô than thở đời cô khổ nên tình duyên ngang trái, cô khóc suốt đêm v.v…
Khánh không nói một câu nào về người vị hôn phu, không cho biết ngày cưới, và cuối thư ký tắt: K.H. Bức thư của K.H chấm dứt một cách đột ngột cuộc tình duyên thật sự không mấy “thơ mộng” của họa sĩ Tuấn Trình và cô Trần Thị Khánh.
Sau do sự dọ hỏi vài người quen ở phố Sinh-Từ, Tuấn Trình được biết chồng cô Khánh là một nhà buôn giàu có ở phố Hàng Ngang, 39 tuổi, góa vợ và không có con. Trong câu thơ: “Bên cạnh chồng Nghiêm luống tuổi rồi” chỉ sự cách biệt tương đối giữa tuổi 39 của người chồng với tuổi hãy còn vị thành niên của cô Khánh. Đó chỉ là nhận xét chủ quan và mỉa mai của Thâm Tâm, so sánh tuổi mình 20 với người đàn ông được diễm phúc làm chồng cô Khánh, nhưng trên thực tế và theo lời những người hàng xóm ở phố Sinh Từ nói với Tuấn Trình thì người chồng cô Khánh “giàu sang và trẻ đẹp” chứ không phải một ông già. Tuấn Trình cũng nhìn nhận rằng một người nhà giàu 40 tuổi, đẹp trai, không thể là một ông già.
Đám cưới đã nhờ mối lái qua lại từ lâu, và đồ sính lễ có kiềng vàng, xuyến, nhẫn, vòng, kim cương, quần áo hàng lụa quí giá. Rước dâu bằng mười chiếc Citroen mới, cô dâu đeo nữ trang rực rỡ, mặc chiếc áo cưới màu đỏ tươi, lộng lẫy ngồi trên xe hoa như nàng công chúa ngồi cạnh người chồng mặc áo gấm xanh. Đêm trước hôm cô Khánh lên xe hoa, Thâm Tâm có tổ chức tại tòa báo Bắc Hà một tiệc thịt chó, uống Mai Quế Lộ, mời Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can tham dự. Họ say sưa, ngâm thơ, làm thơ, cười đùa cho đến khuya rồi lăn ra ngủ trên đất. Người đau khổ trong cuộc tình duyên dang dở này không phải là cô Khánh. Trái lại, cô có đầy đủ hạnh phúc với người chồng rất chiều chuộng cô. Trần Huyền Trân đã gặp cô đi hí hởn với chồng vào ăn kem ở tiệm Blanche Neige (kem Bạch Tuyết), Bờ Hồ hai lần. Hai ông bà nhìn nhau và cười với nhau ra vẻ âu yếm lắm. Khánh đã có thai, được chồng săn sóc nâng đỡ lên chiếc xe nhà Citroen, lúc ra về, còn đi một vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Trần Huyền Trân kể lại cảnh âu yếm đó cho Tuấn Trình nghe và kết luận: “Con Khánh nó cho cậu leo cây, cậu còn si nó làm gì nữa, thêm tủi nhục”. Người đau khổ dĩ nhiên là Tuấn Trình, Thâm Tâm. Chàng yêu nhớ đơn phương với mặc cảm của một nghệ sĩ nghèo bị người yêu bỏ rơi, lại còn bị mấy thằng bạn trẻ chế nhạo đùa bỡn, nhất là Vũ Trọng Can.
Vì một chút tự ái văn nghệ, đối với mấy người kia, Tuấn Trình đã phải thức một đêm, theo lời anh, làm một bài thơ đề là “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” ký T.T.KH, với thâm ý để Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can tin là của Khánh làm, để thương tiếc mối tình tan vỡ. Muốn giữ tính cách bí mật, Tuấn Trình dán kín bao thư rồi nhờ cô em họ, con gái của người cô ở phố Cửa Nam, mang thư đến tòa báo. Cũng chính cô em họ đó đã chép giùm bài thơ với nét chữ con gái dịu dàng của cô, để khỏi bị nghi ngờ. Cho nên giọng thơ hoàn toàn là giọng thơ lãng mạn của Tuấn Trình, và lời thơ khác hẳn những lời tâm sự trong bức thư cuối cùng của KH, báo tin sắp lấy chồng. Cô Khánh không biết làm thơ. Cô chưa bao giờ làm thơ cả! Và cô ghét những bài thơ của Thâm Tâm nữa là khác. Tuấn Trình đã nói quả quyết với tôi như vậy, sau khi nhận được một bức thư của Khánh, bức thư cuối cùng, tỏ ý không bằng lònganh mượn tên cô để làm thơ kể chuyện tình duyên cũ, có thể làm hại đến cuộc đời của cô. Trong thư phản đối đó, Khánh xưng tôi, chứ không xưng em như những thư trước, để chấm dứt trò chơi vô ích ấy. Thâm Tâm lấy những lời nghiêm khắc giận dữ của người yêu cũ để làm ra “Bài Thơ Cuối Cùng”:
Trách ai mang cánh “ti-gôn” ấy,
Mà viết tình em, được ích gì?
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ “đan áo” của chồng em.
Bài thơ “đan áo” nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương: điệu cuối cùng!
Từ nay, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Cô Khánh “Trách” người cũ không những đem chuyện tình xưa ra viết chẳng “Được Ích Gì” lại còn làm Bài Thơ đi “Rao Bán” cho người đời “Thóc Mách” mua xem. Như thế là Anh “Giết Đời Tôi anh Có Biết Không?” Anh đem bán thơ để kiếm chút “Hư Vinh” nhưng chuyện xưa đã bỏrồi, anh hãy để tôi yên!…
Thâm Tâm lấy gần hết chữ và nghĩa trong bức thư đoạn tuyệt tàn nhẫn của Trần Thị Khánh làm Bài Thơ Cuối Cùng đó mà vẫn ký T.T.Kh, một lần cuối cùng. Rồi, để đáp lại, chàng làm một bài ký tên Thâm Tâm và cũng là bài cuối cùng, mỉa mai, chua chát:
…Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn.
Và thành chúc đời em luôn tươi sáng,
Như mộng kiều đầm ấm tuổi xuân xanh,
Như hương trinh bát ngát ý dịu lành
Hoà nhạc mới triều dâng tơ Hạnh phúc.
Trên phương diện văn thơ cũng như tình cảm, ta chỉ thương hại Thâm Tâm, nhà thơ trẻ, hãy còn ngây thơ với tuổi 19, đầy thơ mộng, cứ tưởng rằng cô Khánh vẫn thành thật yêu chàng, rằng cô bị cha mẹ ép gả cho một “ông già”, nhưng cô vẫn giữ mối tình thiêng liêng chung thủy với người nghệ sĩ tài hoa. Cho nên tưởng làm vui lòng người yêu, chàng lấy tên nàng để ký dưới bài thơ thương tiếc, với những câu tình tứ như:
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Nhưng chàng thi sĩ có ngờ đâu không những cô Khánh không hề tỏ chút gì cảm động vì mối tình đau khổ, thủy chung của chàng, hoặc cảm ơn những bài thơ an ủi của chàng, mà trái lại cô còn gởi một bức thư vô cùng tàn nhẫn hằn học nào là “Anh giết đời tôi, anh biết không?” nào là anh mang chuyện cũ ra viết “chẳng ích gì”, cô lại còn tỏ ý khinh rẻ: “Từ nay anh cứ đem thơ anh bán rao để kiếm chút hư vinh, nhưng anh hãy để tôi yên” v.v… Bấy giờ Thâm Tâm mới thức tỉnh, tìm lời bào chữa cho mình! Nào là: …Anh biết cái gì xưa đã chết – Anh càng buồn, càng muốn viết thành thơ – Nhưng thôi: Mộng đang xanh, mộng hóa bơ phờ – Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn. Thâm Tâm tự hạ mình viết kính dâng tặng bạn có ý xin lỗi chua chát người không phải là người yêu của mình nữa, và chàng đã viết: Chim muốn bay, cũng giữ chẳng được nào! (Nàng đã không muốn yêu nữa, thì giữ làm sao được?). Và: Có gì đâu, khi bướm muốn xa cành!.
Thâm Tâm không những đã tỉnh ngộ, mà lại còn uất hận vì thái độ khinh bạc của cô Khánh:
Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,
Nhưng lòng anh đã bình thản lại rồi.
Hết đau buồn và cảm thấy sục sôi,
Niềm uất hận của một thời lạc lối.
Lấy nghệ thuật làm trò hề múa rối,
Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền.
Để khẩn cầu xin một nụ cười duyên…
Thâm Tâm tự thú nhận: Lấy nghệ thuật văn thơ để làm trò hề múa rối, (vì sự thật chẳng có gì cả) trong mấy bài thơ ký tên T.T.KH với mục đích “Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền, để khẩn cầu xin một nụ cười duyên”. Để rồi, mai mỉa thay, nhận những lời khinh khi ngạo mạn, và hằn học của nàng. Đó là “niềm uất hận” của Tuấn Trình trong một thời “lạc lối” (lầm đường lạc lối). Nhưng: Thôi em nhé, từ đây anh cất bước – Em yên lòng vui hưởng cuộc đời vui… Chàng hứa chấm dứt trò hề múa rối về văn thơ. Và nàng không mong gì hơn.
Để tôn trọng thực tế những sự kiện đã qua trong lịch sử hay trong văn học, để đừng xuyên tạc những chuyện không có, phải nói ngay rằng tên T.T.KH. không hề gợi một dư luận nào “xôn xao” ở thời tiền chiến, và cuộc tình duyên của Tuấn Trình (Thâm Tâm) với cô Trần Thị Khánh không hề gây một xúc động nào về tâm lý cũng như về văn chương trong giới văn nghệ và giới trẻ thời bấy giờ.
Tôi chắc rằng những nhà văn thơ tiền chiến ở Hà Nội hiện còn sống tại Sài-Gòn, như các anh Vi Huyền Đắc, Lê Tràng Kiều, Tchya, Vũ Bằng… (cả các anh Nhất Linh và Lê Văn Trương vừa tạ thế mấy năm trước) đều phải hết sức ngạc nhiên thấy một vài người của thế hệ hậu chiến ở Sài-Gòn bỗng dưng tôn sùng ba tên T.T.KH thành một thần tượng và biến mối tình rất tầm thường, có thể nói là quá tầm thường của cô học trò cũ trường tiểu học Sinh-Từ, thành một thảm kịch của tình yêu.
Nguyễn Nhược Pháp, nhà ở gần nhà cô Khánh, chỉ cách năm, sáu căn, mà cũng không hề nghe nói đến cô này, và cũng không biết một tí gì về mối tình của một họa sĩ kiêm thi sĩ Tuấn Trình hay Thâm Tâm, xảy ra cùng dãy phố với anh.
Cũng như người đàn bà tên Mộng Cầm, hiện là vợ một giáo chức ở Phan Rang, đã phủ nhận những chuyện người ta thêu dệt về mối tình bạn của bà, lúc còn là nữ y tá, với thi sĩ Hàn Mặc Tử: “Tôi không thể yêu được một người bị bệnh cùi!”. Bà Mộng Cầm đã thẳng thắn nói thế, không thể trách bà được. (Nguyễn Vỹ)
Bài: Niệm Quân
chuyenxua.net
Xin đề-nghị tác-giả Niệm Quân viết lại tên của nhà-văn Trúc-Khê Ngô Văn Triện, thay vì 2 người: Trúc Khê và Ngô Văn Triện. Tại tòa soạn TTTB lúc ấy, ngoài nhà-văn Ngọc-Giao, không phải còn có 2 nhà-văn TK và NVT, mà thật-sự chỉ có 1 người là TKNVT.
Và, ở một chỗ khác, đã đánh máy nhầm là Thanh Tâm thay vì Thâm Tâm.
Dạ xin cám ơn ạ